Previous Page  62 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 62 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

62

Cuốn hồi kí chung đôi

Con ngõ Vạn Bảo yên tĩnh, nơi có rất nhiều văn

nghệ sĩ trí thức sinh sống cũng là không gian nhạc

sĩ Phạm Tuyên gắn bó từ mấy chục năm nay.

Không gian chậm buồn cố hữu như gạt bỏ sự ồn

ào của một Hà Nội những ngày cuối năm sang một

bên. Không gian ấy đưa đến cho người ta sự lắng

đọng trong câu chuyện kể của chủ nhà cũng như

sự tiếp nhận của người hỏi chuyện. Cái cảm giác

xưa cũ ấy nó như tồn tại nơi đây từ mấy chục năm

rồi và theo thời gian cũng chẳng có sự thay đổi gì.

Chỉ khác một điều, những dịp trước, khi tôi đến,

phu nhân nhạc sĩ,

PGS.TS

Nguyễn Ánh Tuyết

thường pha hai li trà nóng cho ông và tôi rồi khẽ

khàng ngồi bên cạnh, thi thoảng góp một vài câu

chuyện, một vài chi tiết trong cuộc đời của ông mà

thực ra, bà đã can dự rất nhiều trong những hoàn

cảnh đó. Cảm nhận của tôi lúc ấy,

PGS.TS

Nguyễn

Ánh Tuyết là một người rất tinh tế và dịu dàng. Ở

bà có sự tinh tế của một người dành cả đời cho

công tác giáo dục, lại có sự dịu dàng của một

người phụ nữ trí thức đặc trưng cho thời đại bà đã

sống. “Mười năm trước, khi tôi sinh nhật tuổi 77,

chúng tôi vẫn còn bên nhau nhưng khi tôi chuẩn bị

bước sang tuổi 88 thì không còn bà ấy. Đã mấy

năm trôi qua nhưng tôi vẫn chưa quen với sự thiếu

hụt này”, nhạc sĩ Phạm Tuyên khẽ nói với tôi mà có

cảm giác như ông đang nói với chính mình. Một

điều thật lớn lao, thật vĩ đại mà tôi nghĩ,

PGS.TS

Nguyễn Ánh Tuyết hẳn sẽ hài lòng đó là, trước khi

mất, bà đã kịp hoàn thành bản thảo cuốn sách

Chúng tôi đã sống như thế

dày hơn 400 trang. Nói

cuốn sách là cuốn hồi kí chung của ông bà cũng

đúng, là cuốn sách “lịch sử cuộc đời” cũng không

sai, thậm chí đó là một tác phẩm văn học đầy sinh

động cũng là có căn cứ. Ở đó, cuộc đời của ông

bà, những vui buồn gian khổ, những nghị lực và

khó khăn đều được hiện lên rõ nét và chi tiết đến

từng ngày, từng tháng. Một điều đáng nói, bà Ánh

Tuyết chấp bút cuốn sách trong sự thầm lặng đến

mức, khi bà ra đi, nhạc sĩ Phạm Tuyên mới được

đọc, được biết trong sự xúc động khôn nguôi dành

cho người bạn đời của mình.

Viết nhạc bằng cả trái tim

Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một tên tuổi lớn. Thật

khó để gọi ông là nhạc sĩ của dòng nhạc nào bởi

gần 1.000 ca khúc ông đã viết, từ nhạc cách

mạng, trữ tình, nhạc thiếu nhi, nhạc ngành nghề…

ông đều để lại những dấu ấn. Cái tài của Phạm

Tuyên ở chỗ, ông viết rất trúng, rất đúng với những

chủ đề rất khó viết, mà có viết cũng rất khó hay, đó

là nhạc cách mạng và nhạc thiếu nhi: “Hồng như

màu của bình minh, đỏ như màu máu của mình tim

ơi…”, không hề hô khẩu hiệu mà sao thấm và da

diết đến thế. Hay như hai bài hát nữa về Đảng của

Phạm Tuyên mà tôi đồ rằng, không người trưởng

thành nào không thuộc:

Đảng đã cho ta sáng mắt

sáng lòng và Đảng cho ta cả một mùa xuân.

Chia sẻ

về điều này, nhạc sĩ Phạm Tuyên bảo: “Viết về

Đảng, về lí tưởng là không dễ. Mình chỉ sáng tác

khi trong trái tim mình có đầy đủ sự xúc động và

đồng cảm. Mình viết bằng cả trái tim và lí tưởng

cao đẹp của cả một thế hệ chúng mình thời đó”.

Sau này, cũng có người hỏi: “Nghe nhạc của anh

lúc nào cũng tươi vui phơi phới, lúc nào cũng có cái

“tôi” mà chưa có cái “ta”? Phạm Tuyên bảo, thực

ra đấy là câu hỏi của một người chưa hiểu biết,

chưa biết được là trong mọi tác phẩm có “cái tôi”

của ông thì đều đã bao hàm cả “cái ta” ở trong

đó. Bởi ở thời điểm ấy, mỗi bài hát ông viết ra đều

xuất phát từ trái tim, trách nhiệm và vinh quang thời

đại của không gian mình đang sống. Còn khi viết

nhạc cho thiếu nhi, Phạm Tuyên luôn có một tâm

niệm, đó là ông phải tìm được sự đồng cảm, đọc

được suy nghĩ, tâm tư và nỗi niềm của độ tuổi mình

hướng đến. “Không kẻ cả, không lên gân lên cốt,

mỗi bài hát mình viết ra, trẻ em nghe và hát đều

phải nhận ra các bạn của mình, nhận ra đời sống

của mình trong bài hát đó. Như vậy mới là một bài

hát cho thiếu nhi thành công”, nhạc sĩ Phạm Tuyên

tâm sự.

Tình yêu nước lớn lao

Rất nhiều người biết nhạc sĩ Phạm Tuyên là con

trai thứ của học giả Phạm Quỳnh. Nhắc đến Phạm

Quỳnh, không thể không nhắc tới cuộc đời của một

con người, dù quãng thời gian sống không nhiều

nhưng những vui buồn của một chí sĩ thời Cách

mạng tháng Tám thì cụ là người nếm trải rất rõ. Có

người bảo “Phạm Quỳnh là người sống giữa hai

luồng tư tưởng”. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Cụ

Phạm là người của lịch sử, rồi sẽ được lịch sử đánh

giá lại”. Và quả là những năm gần đây, nhờ công

cuộc đổi mới của Đảng, nhiều tác phẩm của Phạm

Quỳnh đã được xuất bản. Trong đó có không ít

cuốn sách viết bằng tiếng Pháp cũng được chọn

dịch. Chúng ta có thêm nhiều tư liệu để hiểu rõ về

cụ, về tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc của tên tuổi

lớn này. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng đã từng tâm sự:

“Tôi mong rằng, những định kiến về gia đình tôi, về

ông cụ tôi được giải tỏa. Mà tôi rất tin lịch sử thì

công minh lắm. Cho nên các nhà nghiên cứu lịch

sử, các nhà văn hóa gần đây cứ động viên tôi

rằng: Cố gắng sống để chứng kiến cái ngày giải

tỏa ấy. Tôi rất mong như thế, mặc dù năm nay đã

87 tuổi”. Lịch sử luôn công bằng và có sự định

lượng riêng của nó. Ngày hôm nay, khi mọi sự đã

có độ lùi, độ tĩnh để nhìn nhận nhưng có một thực

tế: đã có một thời gian dài nhạc sĩ Phạm Tuyên

sống không thoải mái bởi suy nghĩ ấy, bởi câu

chuyện liên quan trực tiếp đến người cha của mình

như vậy. Nhạc sĩ Phạm Tuyên bảo, chuyện ấy là

đúng, nó đúng cả trong một thời gian dài ông yêu

bà Ánh Tuyết, thời ông còn trai trẻ. “Nhưng chưa

khi nào tôi không tin vào lịch sử, không tin lí tưởng

và tình yêu đất nước của bản thân mình”, ông thổ

lộ. Trải qua bao thăng trầm cuộc sống với những

định kiến một thời không dễ gì xóa bỏ, người nhạc

sĩ ấy vẫn luôn như vậy, đặt tình yêu và trách nhiệm

trên tất cả. Tôi nghĩ, đó là một nghị lực, một trái tim

lớn biết tin và chờ đợi ở tương lai để cống hiến trọn

vẹn cả đời cho quê hương, đất nước. Đó là trái tim

và suy nghĩ của một người nghệ sĩ - chiến sĩ cách

mạng đúng nghĩa.

NGUYỄN VĂN QUÂN

Ảnh:

HẢI HƯNG

Không hiểu sao cứ mỗi lần có cơ hội diện kiến nhạc sĩ Phạm Tuyên,

được nghe ông kể chuyện, trong tôi luôn nhớ đến hai câu thơ của

nhà thơ Phạm Tiến Duật:

Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/Trổ

hoa vàng dọc suối để ong bay…

Và cứ mỗi lần như vậy, tôi đều có

chung một cảm giác rằng, thế hệ đi sau như chúng tôi luôn học

được ở ông một nghị lực, một tình yêu và một trái tim rất đỗi nhân

văn. Cũng nhưbuổi chiều cuối nămnày, trong căn phònghầu nhưchỉ

có sách và sách, tôi lại có cơ hội được lắng nghe từ ông những câu

chuyện đời chuyện nghề, khi chỉ không đầy một tháng nữa, người

nhạc sĩ tài hoa của chúng ta sẽ bước sang tuổi 88.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Học quên

để nhớ…

Giữa tháng 1/2017 này, gia đình và người thân

sẽ mừng sinh nhật lần thứ 88 của ông bằng

đêm nhạc

Phạm Tuyên - Nhớ và Quên

tại

Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội. Trong

đêm diễn, những trang sử từ chính cuộc đời

nghệ thuật của nhạc sĩ Phạm Tuyên sẽ được mở

ra bằng âm nhạc và những câu chuyện kể.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Tất cả đều do

các con và người thân tổ chức như đã tổ chức

cách đây 10 năm. Chính như vậy cũng hay. Âm

nhạc cứ để khán giả và cuộc sống tự nhận định

và đánh giá…”