Previous Page  66 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 66 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

66

“Đòi” sự chính xác cho

Truyện Kiều

Ông Nguyễn Khắc Bảo xuất thân trong gia

đình làm nghề thuốc Đông y, thuộc làng Chọi, xứ

Kinh Bắc, bên dòng sông nhỏ Ngũ huyện Khê.

Ông vốn là giáo viên dạy toán nhưng về hưu non,

tiếp nối nghề thuốc của cha ông. Khi còn nhỏ, ông

đã được học chút ít chữ Hán từ ông nội. Trong tủ

sách thuốc của gia đình có sách viết bằng chữ

Nôm, vì thế, ông quyết định học chữ Nôm để đọc

được sách. Ông dùng cuốn

Truyện Kiều

bằng chữ

Nôm là tài liệu để học. Từ học để hành nghề

thuốc, ông cũng chú ý đến chữ nghĩa viết trong

Truyện Kiều

. Ông cũng tham khảo một số cuốn

Kiều khác nhưng thấy chúng có chỗ khác nhau.

Vậy đâu là bản Kiều Nôm chính xác. Ông bắt

đầu đi tìm các bản Kiều Nôm để chữa các “vết

thương” cho

Truyện Kiều

. Theo ông Bảo,

Truyện

Kiều

được viết trước khi Gia Long lên ngôi Vua,

chứ không phải dưới thời Gia Long như một số

người vẫn nói. Cuối đời, cụ Hoàng Xuân Hãn

khẳng định, Truyện Kiều được viết dưới triều Tây

Sơn, nhưng không chứng minh. Còn ông Bảo thì

khẳng định và chứng minh được là vào triều Tây

Sơn, Nguyễn Du viết

Truyện Kiều

.

Trải qua mấy trăm năm, kiệt tác văn học

Truyện

Kiều

được nhiều thế hệ truyền khẩu rồi ghi chép lại

nên không tránh khỏi “tam sao thất bản”. Ở nước

ta tồn tại ba dòng Truyện Kiều: một dòng lưu

truyền ở Huế, một dòng vào Nam và một tồn tại ở

các phường khắc ở Hà Nội. Do đó có những bản

Kiều cổ bị một số thầy Nho cậy mình nhớ giỏi nên

chép sai, hoặc chỉ nhớ mang máng nên biến tấu

cho hợp vần. Chính ông Nguyễn Khắc Bảo đã tìm

ra những điểm vênh nhau giữa các bản.

Không chịu để câu chữ của Nguyễn

Du mãi bị sửa chữa và người

dân cứ phải đọc những dị

bản này nên ông Bảo đã chỉ

ra những chỗ sai, chỉnh lại

và viết thành bài, gửi đến

một số cơ quan như: Viện

Nghiên cứu Hám Nôm,

Tạp chí Ngôn ngữ học…

Người ta thấy một ông lang

vườn dám “bạo gan” biên tập

cả

Truyện Kiều

với những lập

luận hết sức thuyết phục, chữ nào

ra chữ ấy nên rất nể phục. Ông

Bảo cho biết: “Cho đến bây giờ,

tôi có 62 bản Kiều Nôm. Nghĩa

là bằng vốn hiểu biết của mình, khi đọc một chữ

nào đó, thấy không thích hợp với những bản còn

lại, tôi sẽ xem xét để thay thế cho đúng. Tôi không

lấy bất cứ chữ nào trong đầu tôi ra cả.”

Kiệt tác

Truyện Kiều

có nhiều chữ phạm húy,

phải kiêng kị dưới thời vua Gia Long và nhiều câu

thơ phạm tội “yêu thư, yêu ngôn” như: “Dọc ngang

nào biết trên đầu có ai”, “Gồm hai văn võ rạch đôi

sơn hà” vi phạm điều 225 luật Vua Gia Long. Sau

khi Nguyễn Du mất, triều đình Huế

mang toàn bộ di cảo của ông

về cung cấm nhưng tác

phẩm này vẫn được

nhiều người truyền

miệng cho nhau. Đến

khi phong trào đọc

Truyện Kiều

trở nên sôi

nổi thì nhiều văn nhân

tài tử mới đi chép lại.

Bản

Truyện Kiều

chữ

Quốc ngữ được truyền

bá thông dụng nhất do học

giả Đào Duy Anh chủ biên

năm 1979 nhưng lại chịu

ảnh hưởng bởi bản của

Kiều Oánh Mậu năm 1902

nên nhiều câu thơ đã bị chỉnh sửa thành ngôn ngữ

hiện đại.

Vậy Nguyễn Khắc Bảo đã “đòi” lại sự chính

xác cho Truyện Kiều, cụ thể như thế nào? Xin đưa

ra những dẫn chứng: Bản Đào Duy Anh chép năm

1979 có câu: “Chút lòng trinh bạch từ sau xin

chừa”, nguyên bản phải là “Xót lòng trinh bạch từ

lâu đến giờ”. Câu thơ chính xác cho ta thấy Thúy

Kiều chung thủy tột bậc với người yêu, khi sắp phải

dấn thân vào chốn nhơ bẩn, nàng vẫn nhớ đến

chàng Kim Trọng và chua xót cho việc mình đã

“hoài công giữ nắng, gìn mưa” lòng trinh bạch từ

lâu đến giờ, để đến nỗi sa vào cảnh “hồng ngâm

cho chuột vọc, mình ngọc cho ngâu vầy”. Tâm

trạng như ở câu hoàn nguyên mới phù hợp với

mạch tư duy trước đó của Thúy Kiều.

Hay câu “Rõ ràng trong ngọc trắng

ngà”, nếu đúng phải là “Rõ màu trong

ngọc trắng ngà”. Bởi tả cảnh Thúy

Kiều tắm mà dùng “rõ ràng” thì

chưa tế nhị. “Rõ màu” nghĩa là

nhác thấy dáng vẻ Thúy Kiều

ẩn hiện qua bức “trướng hồng

tẩm hoa” thì mới là bức phác

họa hư ảo của nhà nho

phương Đông. Câu “Càng cay

nghiệt lắm càng oan trái nhiều”,

đúng phải là “Càng cay ngạt lắm

càng oan trái nhiều”. “Cay nghiệt”

là ngôn ngữ hiện đại, chỉ xuất hiện

từ bản của Kiều Oánh Mậu. Còn

trong “Đại Nam Quốc âm tự vị”

của Huỳnh Tịnh Của năm 1895:

“cay ngạt” thường nói về sự gay gắt, cái cay cái

ngạt là cốt cái dao, cái kéo. Lời có cay, có ngạt thì

gay gắt quá. Cay ngạt còn có nghĩa là sâu hiểm,

gay gắt.

Câu “Bồng Lai cách mấy nắng mưa”, theo ông

Bảo đã bị làm mới, chính xác phải là “Sân Lai cách

mấy nắng mưa”. Ông giải thích: Có lẽ do ảnh

hưởng của chữ thứ hai là “Lai” và danh ngữ “Bồng

Lai” quá quen thuộc nên người chép để thợ khắc

ván in viết luôn là “Bồng Lai”. Song cũng có

nhiều bản Nôm khác viết là “Sân Lai”. Do

vậy nên khôi phục câu thơ Kiều, theo

như điển tích về Lão Lai Tử đã 70 tuổi

còn giả trẻ con vui đùa ở sân để cho

cha mẹ được vui lòng. Câu “Quản

chi lên thác xuống ghềnh/ Cũng

toan sống thác với tình cho xong”

cũng được Nguyễn Khắc Bảo hoàn

nguyên, gốc là: “Quản chi trên các

dưới duềnh”. Theo ông, đây là hai

câu liên quan đến điển tích của hai

nhà thơ đời Sở, Hán là Dương Hùng đâm

đầu từ trên lầu gác xuống mà chết; Khuất

Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự

vẫn… Cứ như vậy, bằng cách làm việc

nghiêm túc, khoa học, ông Bảo đã hoàn nguyên

nhiều câu chữ, trả lại sự chính xác cho

Truyện Kiều

.

Năm 2008, Nhà xuất bản Giáo dục đã in cuốn

Truyện Kiều

do ông Nguyễn Khắc Bảo khảo đính

và chú giải, hướng tới phục nguyên cho bản gốc.

Đây được coi là cuốn

Truyện Kiều

chính xác nhất

cho đến thời điểm hiện tại.

Một lòng nhiều nỗi đam mê

Ngoài việc bốc thuốc, trong quá trình nghiên

cứu văn hóa, ông Bảo “bén duyên” với nhiều niềm

đam mê khác là sưu tầm tiền cổ và tượng cổ. Ngôi

nhà chật chội của ông từ đó càng chật hơn khi các

món đồ sưu tầm nhiều lên. Đến nay, ông Bảo đã

có trong tay một tạ tiền xu và hơn 2.000 pho

tượng mô tả cảnh sinh hoạt vợ chồng, sinh hoạt đời

sống của cư dân đồng bằng sông Hồng. Ông Bảo

đi nhiều, đến đâu ông cũng giúp không ít người

đọc chữ gia phả, tìm lại gốc gác, cội nguồn của

mình nên họ rất quý trọng. Ngày càng nhiều người

biết tiếng thơm của ông, họ tìm đến bốc thuốc, bán

cho ông những bức tượng, tiền cổ đào được, thậm

chí có người đổi tượng lấy thuốc. Trong 2.000 pho

tượng các loại, phần lớn là các pho tượng người

Việt cổ cao chừng  20 đến 25cm, với đủ các trạng

thái, tâm trạng biểu cảm, hỉ, nộ, ái, ố lộ rõ trên

khuôn mặt. Nhưng tất cả đều là sản phẩm của

dòng tượng đất nung dân gian với những đường

nét thô ráp, mộc mạc, hoang dã, nhằm miêu tả,

mô phỏng, tái tạo hiện thực, có tính hồn nhiên, bản

năng, trong sáng.

Không ai có thể ngờ một thầy giáo dạy toán,

một ông lang nghiên cứu nghiệp dư có thể “biên

tập” lại

Truyện Kiều

và trả lại giá trị cho kiệt tác văn

học này. Ngoài ra, những đam mê sưu tầm,

nghiên cứu các tác phẩm khác cũng thể hiện ông là

người giàu tâm huyết với văn hóa dân tộc, nệ cổ.

Một nhà văn đã viết: “Kể từ cái ngày cụ Nguyễn

Tiên Điền lo lắng “bất tri tam bách dư niên hậu”

tính đến giờ, có lẽ, ông Bảo là một trong những

người nặng lòng với từng câu chữ của đời Kiều

nhất, “khốc Tố Như” nhiều nhất!”.

Là nhà nghiên cứuvănhóadângian, nghiên cứutruyệnKiều, ôngNguyễn

Khắc Bảo ở thành phố Bắc Ninh luôn dấn thân cho những điều mình đam

mê. Trong suốt những năm tháng tất bật với công việc, ông đã sửa 918

chữ trong tổng số 701 câu với tâm niệm: “Chữ nào của Nguyễn Du xin trả

lại Nguyễn Du” và sưu tầm cả một kho tượng đất cổ với ước mong bảo

tồn văn hóa.

Ông Bảo và bộ sưu tập đất nung

Vì yêu nên chịu nhọc thân

Nguyễn Văn Học

Truyện Kiều cổ