Previous Page  68 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 68 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

68

Xuân Đinh Dậu 2017

Lễ cúng

rừng thiêng

Nguyễn Thanh

1.

Ông Ngải Seo Dìn ở bản Phố Cũ

(Simacai - Lào Cai) dẫn chúng tôi

vào khu rừng thiêng của người Mông.

Cách không xa đường cái lớn là mấy

nhưng khu rừng này như biệt lập với

thế giới bên ngoài. Cây cối âm u, lá

phủ dày, cỏ dại mọc kín lối. Điều đó

cho thấy, rất ít người bước chân vào

đây.

Ông Seo Dìn nói thêm, đây là khu

rừng thiêng của người Mông ở

Simacai, bất cứ hành động xâm phạm

nào vào khu rừng cầm đều bị trừng

phạt bằng những quy định đã được

cụ thể hóa trong “Lời thề giữ rừng”

của dân bản. Có những vi phạm

được phạt bằng ngày công lao động,

có vi phạm được quy ra tiền. Theo

ông Dìn, số tiền đó sẽ được xung quỹ.

Hằng năm, người Mông ở Simacai tổ

chức lễ cúng rừng vào sau Tết

Nguyên đán, khoảng ngày 30/2 âm

lịch.

Dẫn chúng tôi luồn qua thân cây

đổ ngã vắt ngang đường mòn, ông

Ngải Seo Dìn chỉ vào một hõm đất

dưới gốc cây cao chót vót, bên dưới

có mấy tảng đá xếp bằng, đặt bên

trên tấm liếp phủ rợp lá cây nói: Đây

là khu vực để thờ thần rừng. Vào dịp

cúng lễ, bà con tụ tập quanh đây,

sửa biện lễ vật. Mâm lễ thường có gà

trống đỏ, gà mái, một con lợn cắp

nách, một con ngan lông trắng, cùng

xôi, rượu. Trong lễ cúng rừng, lời thề

giữ rừng được trưởng bản nhắc lại để

toàn thể dân bản cùng nghe, ai trong

năm trót vi phạm cũng được đưa ra

kiểm điểm, phê bình để rút kinh

nghiệm. Người Mông coi rừng như

báu vật của trời, coi sóc gìn giữ như

cha mẹ của mình. Vào ngày cúng

rừng, mỗi gia đình cử một người đến

tham dự và mang theo ít nhất một cây

giống để trồng rừng.

2.

Nghe chuyện ông Dìn kể, chúng

tôi lại nhớ đến người Hà Nhì với

lễ cúng rừng Gà Ma Dó ở Lao Chải

(xã Ý Tý, Lào Cai). Hằng năm, cứ

vào ngày Thìn đầu tiên của năm,

người Hà Nhì lại làm lễ cúng rừng

Gà Ma Dó. Đây là khu rừng già,

không một ai được đốn cây chặt

cành, kể cả việc nhặt củi cũng không

được phép. Người Hà Nhì quan

niệm, còn rừng thì sống, mất rừng là

mất tất cả. Suy nghĩ đó xuyên suốt

mọi hành động của người dân với

rừng... Quan niệm rừng là sự sống

đã trở thành triết lí cốt lõi. Những

nghi thức tôn kính khi hành lễ đã thể

hiện sự biết ơn về một vị thần rừng

luôn che chở mang lại sản vật cho họ

từ thuở khai thiên lập bản.

Một lần khác, chúng tôi đến xã Pờ

Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Đây là nơi sinh sống của đồng bào

dân tộc Nùng. Cũng như lần ở

Simacai, nhiều người dân hay lãnh

đạo chính quyền xã ở Pờ Ly Ngài đều

ngại dẫn người lạ vào rừng thiêng.

Có người sợ thần rừng quở trách,

người bảo nhỡ đâu rắn độc cắn thì

cấp cứu cũng không kịp.

Để vào được rừng cấm này phải

được phép của thầy cúng trông chùa

thiêng và cai quản rừng cấm. Trong

tín ngưỡng của người Nùng, rừng

cấm là nơi trú ngụ của các vị thần,

thầy cúng chính là cầu nối, người

phiên dịch cho thần và người. Phải

nhờ thầy cúng hỏi thần rừng và được

phép mới có thể vào. Đây là khu rừng

thiêng mà bất cứ ai, chỉ bẻ một nhành

cây, đào một củ măng, lấy một hòn

đá ra khỏi khu rừng cũng bị thần

rừng phạt nặng. Những câu chuyện

trong rừng thiêng được nghe từ người

dân ở Pờ Ly Ngài không biết sự thật

đến đâu nhưng khiến chúng tôi hiểu,

Dọc dài trên đất nước Việt

Nam, có những khu rừng

thiêng gắn liền với đời sống

tinh thần của bà con các

dân tộc. Ở đó, chứa đựng

những câu chuyện huyền bí,

đồng thời hằng năm có

những lễ cúng rừng, như lời

nhắc nhở con cháu phải

đồng tâm, hiệp sức bảo vệ và

giữ rừng.

Ông Ngải Seo Dìn chỉ tay

vào gốc cây cổ thụ, nơi thường diễn ra lễ cúng rừng

Ngay cả khi cây cối đổ do mưa bão cũng

không ai được mang ra khỏi rừng thiêng

Chuẩn bị lễ cúng

rừng cấm Gà Ma Dó

đây là nơi mà người Nùng rất trân

trọng gìn giữ.

Ở vùng Hà Giang, bên cạnh dân

tộc Nùng thì người Pu Péo nổi tiếng

với việc giữ rừng. Theo những người

cao tuổi ở Phố Là (Đồng Văn), trong

đời sống tâm linh của người Pu Péo

thờ 30 vị thần, mỗi khoảnh rừng, mỗi

ngọn núi, mỗi xóm bản đều có một vị

thần cai quản. Nhưng vị thần ở khu

rừng thiêng là quan trọng nhất. 12

dòng họ Pu Péo đều phải cúng rừng,

mỗi gia đình chọn một ngày. Cứ từ

mùng một tới mùng sáu tháng 6 âm

lịch, trừ ngày con dê, trừ ngày con

gà, đều được. Ngày tổ chức lễ cúng

không khác gì ngày Tết.

Với lễ cúng rừng đã giúp cho các

cộng đồng bà con dân tộc ở nhiều

nơi giữ được cánh rừng thiêng. Và,

những cánh rừng thiêng ấy, là phần

hồn, là phần tín ngưỡng thiêng liêng

của mỗi tộc người, để các thế hệ con

cháu cùng chung tay gìn giữ như

những báu vật.

Xuân Đinh Dậu 2017