Previous Page  63 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

63

Cha ông, nhà khoa học Nguyễn Xiển là một

tên tuổi lớn nhưng đồng thời cũng là một nhà báo.

Có phải điều đó

ít nhiều ảnh hưởng đến sự lựa

chọn con đường lập nghiệp của cá nhân ông, trở

thành một nhà báo?

Nói như thế cũng có phần đúng. Hồi bố tôi còn

sống, thấy lĩnh vực nào tôi cũng ham nên cụ bảo

nên tập trung chọn một con đường để đi thôi. Lúc

đó, tôi đã trả lời luôn rằng, tôi thích tất cả các lĩnh

vực và muốn trở thành một nhà báo, nhưng phải là

một nhà báo có sự nghiệp. Trong suốt mấy chục

năm qua, tôi đã luôn nỗ lực để thực hiện thật tốt sự

lựa chọn của mình.

Nhiều người cho rằng, nhắc đến Nguyễn Lưu

là nhắc đến một nhà báo chuyên viết về lĩnh vực

thể thao. Nhưng như thế không hẳn đúng?

Đúng như nhận xét của bạn. Tôi vốn ở báo Đầu

tư và

thể thao, văn hóa là lĩnh vực tôi yêu thích. Yêu

thích nên tôi tìm hiểu, cầm bút và viết về nó bằng nhu

cầu tự thân thôi. Cuộc đời cầm bút của mình, tôi đã

tham gia viết ở rất nhiều lĩnh vực. Từ chính trị, văn

hóa, xã hội… Từ những nỗi lo mất đất của người dân

trên Sa Pa cho đến đời sống của công nhân tại các

khu công nghiệp…

Tức là từ khi vào đại học, ông đã lựa chọn

báo chí để theo học?

Không. Cuộc đời của tôi có những sự ngẫu nhiên

đến thú vị. Tôi học khoa Toán Đại học Tổng hợp, và

trong quá trình đang theo học lại được lựa chọn vào

đội tuyển bóng rổ Quốc gia. Ra trường vừa đi dạy

toán tôi lại vừa viết văn, viết báo và… viết nhạc. Có

một thời gian tôi lại đi dạy Triết học Mác - Lê Nin ở

trường Đảng Tây Nguyên. Phải đến đầu những năm

tám mươi của thế kỉ trước, tôi mới trở thành một nhà

báo chuyên nghiệp. Tôi tuổi Ngựa nên thường thích

bay nhảy. Sau này, có dịp nói chuyện trên truyền

hình, tôi cũng đã đúc kết con đường đến với báo chí

của mình bằng câu nói: "Tôi đã chọn nghề và nghề

cũng đã chọn tôi".

Dù trong quá trình cầm bút ông đã tham gia

nhiều lĩnh vực nhưng cũng không thể phủ nhận,

trong giới báo chí thể thao, ông là một cây bút

được rất nhiều người nhắc nhớ. Đặc biệt ở hai bộ

môn bóng chuyền và bóng bàn?

Không hẳn đúng đâu. Tôi viết về tất cả các bộ

môn thể thao. Trong đó, với bộ môn Silat và cầu mây

thì có lẽ tôi là nhà báo duy nhất có những phân tích

bình luận sâu về mặt chuyên môn. Tôi tự hào rằng

mình sẽ không gặp khó khăn nào khi tranh luận với

bất kì ông Tổng thư kí của bất cứ một bộ môn thể

thao nào. Tôi cũng đã từng can dự, tranh luận với

các huấn luyện viên dưới góc độ chuyên môn và cuối

cùng các ông ấy cũng thừa nhận tôi nói đúng. Có thể

tính tôi thích can dự, thích tranh luận nhưng tất cả

đều xuất phát từ trách nhiệm và đều mang tính xây

dựng. Tính tôi nó thế, có sửa cũng chẳng được. Tôi

còn có một hạnh phúc, đó là tất cả các vận động

viên bóng chuyền, nam hay nữ đều gọi tôi là bố.

Vậy trong quá trình lao động của mình,

ông quan niệm như thế nào về một nhà báo

thể thao giỏi?

Phải có tình yêu, lòng đam mê và trình độ chuyên

môn vững vàng. Tình yêu thì không dạy được nhưng

nghề thì học được. Học ở thầy, học ở bạn, học ở

cuộc sống. Nhà báo thể thao phải nhìn thấu được sự

phấn khích, reo hò, những giọt mồ hôi, nước mắt của

từng vận động viên, của khán giả thì mới có những

bài viết sâu lắng được.

Và với những người làm thể thao trên truyền

hình thì từ lâu ông đã là một người bạn quen thuộc.

Sự tình cờ nào đã chắp nối ông với truyền hình?

Tôi đến với truyền hình từ World Cup 2004 với vai

trò một khách mời bình luận. Lúc đó nhà Đài mời 7

người thì sang ngày thứ ba chỉ còn lại hai người được

khán giả chấp nhận, đó là tôi và anh Lê Thế Thọ. Sau

năm ấy, tôi tiếp tục cộng tác với HTV và nhất là VTV

và VTC cho đến tận bây giờ.

Là một người gắn bó với Truyền hình Việt

Nam từ lâu, ông có đánh giá như thế nào về cách

làm thể thao của VTV hiện nay?

Tôi thấy rằng những năm gần đây, lĩnh vực thể

thao của Đài THVN đã có những bước đột phá rất

đáng ghi nhận. VTV có nhiều lợi thế của một đài

truyền hình Quốc gia và đã thể hiện được rất rõ vị

thế đầu tàu ấy. Tôi luôn nói rằng, những người làm

thể thao VTV đã biết làm nóng, làm hấp dẫn những

chương trình của mình. Các chuyên mục, thời lượng

phát sóng, chủ đề… đều được tăng cả về số lượng

và chất lượng. Khán giả đón nhận một sự kiện thể

thao dưới nhiều góc độ. Tôi cho rằng đó là một

cách làm hay.

Tôi cũng có vài dịp được đi cùng ông trong

một số sự kiện thể thao do VTV tổ chức. Có một

điều rất dễ nhận thấy đó là ông luôn hòa đồng và

cởi mở với cánh phóng viên trẻ. Thậm chí, ông còn

rất nhiệt tình giúp đỡ khi nhận được một đề nghị

nằm trong khả năng của ông. Tính ông

vốn như

vậy hay vì một lí do

nào khác thưa ông?

Tính tôi nó thế. Ở đời không có trẻ làm sao có già.

Chơi với anh em trẻ mình cũng tìm thấy chính mình

trong đó. Mình cũng học được ở anh em rất nhiều

điều thú vị. Cũng chính vì chơi với anh em trẻ nên giờ

đây, tuy đã ngoài bảy mươi, mình vẫn hoạt bát và

nhanh nhẹn như thế này đây (cười).

Chính vì thế mà trang Fecebook của ông có

rất nhiều người truy cập, trong đó phần lớn là

những người trẻ?

Đúng là Facebook của tôi được rất nhiều người

theo dõi và ủng hộ. Trong đó có rất nhiều các bạn

trẻ. Cùng với Trần Tiến Đức và Chánh Trinh, bọn họ

gọi chúng tôi là "Tam sư của báo chí thể thao". Họ

cũng bảo, chỉ cần vào Facebook của tôi là có đầy đủ

mọi thông tin. Đó là những niềm vui, rất giản dị

nhưng khiến tôi hạnh phúc.

Tôi được biết, ngoài làm báo ông còn viết

văn, làm âm nhạc, nghe đâu còn cả thư pháp nữa

và ở lĩnh vực nào ông đều được ghi nhận?

Ngày còn trẻ, tôi đã thích được tìm hiểu tất cả các

lĩnh vực. Một ngày mà tôi không viết là không chịu

được. Không báo thì văn, không văn thì nhạc, không

nhạc thì thư pháp. Tới đây tôi cũng sẽ xuất bản thêm

một tập truyện ngắn. Nói chung là tôi cầm bút từ nhu

cầu tự thân thôi. Cứ thai nghén, cứ bức xúc trong đời

sống nội tâm là viết thôi. May mắn được mọi người

đón nhận. Bạn không biết chứ thời gian này tôi còn đi

học tiếng Phạn. Đó là một hành trình, một cuộc khám

phá mới, rất thú vị.

Ông có đánh giá tổng quát như thế nào về

nền thể thao Việt Nam một năm qua?

Tôi nghĩ rằng, 2016 là một năm phát đạt của thể

thao Việt Nam. Chúng ta đã có huy chương Vàng

Olympic thế giới của Hoàng Xuân Vinh, HCV và kỉ lục

Paralympic Rio 2016 của Lê Văn Công, Đội tuyển

Futsal đạt giải Nhì thế giới, Đội tuyển U19 Việt Nam

vào giải Vô địch thế giới… Tuy nhiên, vẫn có những

nỗi buồn, đó là sự thất bại của đội tuyển bóng đá

nam tại AFF Suzuki Cup. Hi vọng sang năm mới sẽ có

nhiều điều tốt đẹp hơn.

Cảm ơn ông!

Nhà báo Nguyễn Lưu

Tính tôi nó thế…

QUÂN NGUYỄN

(Thực hiện)

Ở tuổi ngoài 70, nếu không vướng sự kiện

thể thao nào phải tham dự thì hàng ngày,

nhà báo Nguyễn Lưu vẫn có thói quen uống

cà phê trong một quán nhỏ trên con phố

Trịnh Hoài Đức. Nơi đây ông được gặp rất

nhiều bạn hữu, là những nhà báo, nhà văn

hóa, giới thể thao mà ông coi đó như một

thói quen để "mình không bị cũ đi". Cuối

năm hẹn cà phê với ông, Nguyễn Lưu bảo:

"Nói chuyện bông phèng thôi nhé, cứ nên

đơn giản hóa mọi chuyện…"

Nhà báo Nguyễn Lưu tham gia bình luận trong

khuôn khổ giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup