Xuân Đinh Dậu 2017
64
Trong mắt tôi, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê
Vương Văn Vệ là một người thầy
thuốc lãng mạn. Hơn 20 năm trước,
ông đã đi đầu nghiên cứu lĩnh vực
nam học (tình dục và sinh sản của
nam giới) từ khi người Việt Nam vẫn
luôn né tránh lĩnhvực “dâmtục bẩn
thỉu” (theo cách nghĩ một thời) này.
Ông đứng ra thành lập Bệnh viện
Nam học đầu tiên ở Việt Nam, nay ở
tuổi lục tuần, ông vẫn đương kim là
GiámđốcTrungtâmNamhọcvàHiếm
muộn Việt - Bỉ, 23 Nguyễn Văn Trỗi, Hà
Nội. Ông hành nghề như một thi sĩ và
tấtnhiên, cácquyết sáchgiúpngười
và các nhát dao mổ của ông thì vẫn
phải chuẩn xác từng li từng tí.
Những đứa trẻ được “đông lạnh”
đến hai lần
Lần đầu tiên ông gọi điện thoại cho tôi là cách
đây khoảng 15 năm. Bấy giờ tôi viết một bài phóng
sự về “Cô bé có ngón chân khổng lồ” (có lẽ to nhất
thế giới) ở Bắc Giang. Cháu là con anh Sinh, nhà ở
thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn. Anh Sinh đi chiến
trường miền Nam đánh Mỹ và bị nhiễm chất độc da
cam, đẻ con gái, anh đặt tên vùng Thừa Thiên - Huế
để nhớ về một thời oai hùng đi vệ quốc. Bé Huế bấy
giờ học lớp 8, mà ngón chân cái của cháu to bằng
ống điếu đụp, to như một củ khoai lang gộc. Tôi
nhớ, trong bài viết của mình, có câu hỏi nguyên
văn: “Cháu thích bài nào trong sách giáo khoa?”,
“Dạ, cháu thích bài thơ của Tản Đà vừa học. “Đêm
thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế nay em chán
nửa rồi/ Cung quế có ai ngồi đó chửa?/ Cành đa
xin chị nhắc lên chơi”. Tôi đã lạnh người ngẫm đến
nỗi cô đơn quá người lớn của bé Huế 14 tuổi. Đêm
mơ, bé thấy ngón chân lớn mãi lên, nó cõng bé đi
chơi, bé ra ngõ, ngón chân kéo lê phía sau bé, bởi
bàn chân con gái bé xíu không nhấc nổi ngón chân
khổng lồ đi. Ngón chân vướng vào cỏ nặng nề làm
bé khóc. Anh Vệ đọc đến đoạn ấy và bảo: “Tôi sẽ
chữa cho con bé, ông đưa tôi đi được không?”. “Dĩ
nhiên, còn gì bằng anh cứu nhân vật của em”.
Chúng tôi lên đường.
Cặp kính trễ nải như muốn tụt khỏi sống mũi.
Anh Vệ nói nhanh và khẽ, đôi lúc khó nghe. Chỉ nụ
cười là sáng choang hồn hậu. Dường như anh chỉ
chăm chú đến dòng suy tưởng rất thi sĩ và các quyết
sách đầy máu thịt của nghề y, chứ ít chú ý đến điều
gì khác. Anh bảo: “Cắt gọt, sửa sang ngón chân
cho cháu Huế thôi, chứ nhìn nó thương quá. Tiền
nong, kĩ thuật, đưa đón, ăn ở tôi lo hết. Đã thương
thì thương cho trót. Cắt đủ thứ quan trọng, thay cả
tim gan người ta còn làm được, huống hồ một cái
ngón chân quái dị thế này,
thấm gì”. Đầy tự tin. Vù.
Vèo. Nhẹ tênh và tự hào. Bé
Huế trở về, đi học và đi làm.
Bài báo của tôi được tuyển
vào cuốn sách về những Kỉ
lục ở Việt Nam. Nhiều người
hiếu kì đọc và xem ảnh
xong, lên Bắc Giang tìm
cháu bé thì thiếu nữ ấy đã
học xong và đi làm ngon
nghẻ ở Hà Nội. Bé xinh đến
mức chả ai còn quan tâm
đến vết sẹo nhỏ ở kẽ ngón
chân sau khi cắt gọt và thẩm
mĩ. Ngón chân ấy vĩnh viễn
chỉ còn là một kí ức buồn.
Nó giống như là không có thật
trên đời.
Cuối năm 2013, TS Vệ gây bão trên dư luận
báo chí, thông qua một vụ việc chưa từng có ở Việt
Nam: lấy tinh trùng của tử thi, trữ đông 4 năm
trong thùng lạnh -196 o rồi cấy vào cơ thể người vợ.
Hai đứa trẻ khôi ngô tuấn tú ra đời. Bà mẹ phi
thường đó tên là Hoàng Thị Kim Dung, một Tiến sĩ,
giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Dung
và chồng thay nhau lần lượt đi du học ở Pháp, họ
chờ đợi nhau rất lâu rồi mới cưới, cưới xong, làm
gọn bằng Tiến sĩ rồi mới tính chuyện sinh con. Họ
đã có một bé gái, đang ấp ủ kế hoạch sinh thêm
con thì không may khi chồng của Dung đi ngang
qua đường trước khu chung cư Pháp Vân (Hà Nội)
bị tàu hỏa cán chết. Dung hãi hùng gọi sang Pháp,
hỏi cách trữ đông tinh trùng của người mới chết, với
hi vọng giữ thêm lại một giọt máu cho chồng, cho
tình yêu duy nhất và mãi mãi của đời mình.
Phía Pháp bảo chưa tìm được thông tin, mà bay
từ Pháp sang thì cũng quá muộn. Dung nhớ lại một
cuốn tiểu thuyết lãng mạn và bi thương mà mình đã
đọc, có anh chàng đi trượt tuyết, chết vùi trong núi,
lúc người tình phát hiện thì thi thể đông cứng, các
bác sĩ vẫn lấy được tinh trùng từ tinh hoàn và giúp
cô gái sinh em bé bằng tinh trùng của chính tử thi
kia. Tình cờ, đúng hôm chồng Dung bị tai nạn chết,
thi thể vẫn quàn trong nhà xác ở huyện Thanh Trì,
Hà Nội, thì một người bạn của Dung, vừa khóc vừa
lái xe máy bỗng dưng “vấp” phải một viên đá. Ngã
lăn ra đường, cô ngóc dậy thì thấy tấm biển to ven
đường ghi rõ: Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn.
Nghĩ đến Dung, cô gọi đến Tổng đài 1080 và xin
số Giám đốc bệnh viện. Ông Vệ bấy giờ đang đi bộ
lững thững dọc con đường gần nhà mình, nhận
điện thoại của Dung, ông hỏi gấp: “Sáng nay có
quan hệ với chồng không?
Đeo bao cao su hả, thế có
còn giữ bao ấy không?”
Không giữ. “Chồng cháu
chết được mấy tiếng rồi, ở
nhà xác bệnh viện Thanh Trì
hả? Nếu 5 tiếng trôi qua rồi
thì chú phải xuống ngay”.
Trên đường đi, ông Vệ
nghĩ, nếu nói mình chuẩn bị
rất kĩ để đến một ngày có
thể làm một vụ huyền thoại
như thế này nhằm giúp đời,
thì cháu Dung và mọi người
sẽ bảo mình nhẫn tâm đến
quái dị. Nhưng đúng là như
thế đấy. Khoa học là vậy.
Từ hơn 20 năm trước, trong
quá trình nghiên cứu tìm tòi, làm đến luận án Tiến sĩ
về lĩnh vực này, ông Vệ đã tính toán rất kĩ từng
trường hợp. Người yếu sinh lí, người liệt dương
không bao giờ có thể xuất tinh; người tàn tật, người
quan hệ khỏe nhưng không có tí tinh trùng nào
trong tinh hoàn; người đã chết ít giờ trước khi bác sĩ
nam học có mặt... Mọi tình huống đã rành mạch,
cụ thể trong đầu bác sĩ Vệ từ lâu. Ông không muốn
ai đột tử, không muốn ai bị lỡ một cung đàn tình để
ông giời già cay nghiệt “chia loan rẽ thúy”. Nhưng
nếu loan thúy nào đã bị số phận bắt chia rẽ âm
dương cách trở, thì ông sẽ làm việc tốt nhất có thể
cho họ. Ấy là, giữ lại tinh trùng còn “sống” của
người quá cố. Và câu hỏi bao năm vang lên trong
Bài và ảnh:
ĐỖ DOÃN HOÀNG
Ông Vệ không bao giờ buồn cho bệnh tật
của mình. Lúc nào cũng lạc quan và
phấn chấn. Ông muốn tiếp tục dồn sức lo
cho ngành nam học và hiếm muộn của
nước nhà, muốn di sản của một đời ông
xả thân nghiên cứu và xây dựng kia (ví
như Trung tâm Nam học và Hiếm muộn
Việt - Bỉ hiện nay) sẽ được các y bác sĩ
học trò tiếp bước và gánh vác một cách
tử tế nhất. Các con ông đều hiển đạt.
Ông muốn cống hiến vì cộng đồng. Ông
lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui
của thiên hạ. Lấy hạnh phúc của bệnh
nhân là niềm vui của mình.
“Tróc nã”
Người
cần... đẻ
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Vương Văn Vệ