Xuân Đinh Dậu 2017
65
đầu ông: Liệu tinh trùng từ tử thi đó có thể vẫn “hợp
cẩn” để sinh con được không? Tay nghề và công
nghệ ở Việt Nam có cho phép những đứa trẻ đầu
tiên ra đời từ tinh trùng của tử thi chưa? Và nữa,
vấn đề pháp lí ở Việt Nam tính thế nào, khi mà bố
các cháu sơ sinh kia đã chết từ cách đó 4 - 5 năm,
rồi chuyện thừa kế, rồi thị phi “không chồng mà
chửa” ra sao?
Đang mải nghĩ thì đã đến nơi. Bước xuống xe,
giữa bao nhiêu tiếng khóc lóc tang thương cho một
người tài năng và tử tế chết trẻ; trong tay ông Vệ
có đầy đủ dụng cụ, ông thoáng nghĩ: sao cậu này
lại được “quàn” ở cái nhà kho nhếch nhác thế này?
Sau này mới biết, đó là nhà xác bệnh viện huyện.
Ông lao vào việc, không để ý đến cái gì nữa. Một
bài toán ông đã nghĩ về nó hai mươi năm ròng, giờ
đi tìm lời giải. Mổ. Cắt tinh hoàn của tử thi. Lộn
ngược cái găng tay y tế ra, thả “ngọc hành” vào
đó, ông lao thẳng về Bệnh viện Nam học. Mổ ra,
lấy tinh trùng. Thử, sau 6 tiếng, các “nòng nọc” vẫn
còn sống và khá khỏe, ông đã có linh cảm thành
công. Sau này, khi Dung đã đoạn tang chồng, cô
quyết tâm xin với gia đình chồng đến bệnh viện
Nam học lấy tinh trùng trữ đông của chồng để cấy
với trứng của mình, tạo phôi và sinh con. Tuy nhiên,
rã đông tinh trùng thì đúng lúc cơ thể Dung có vấn
đề. Tạo được phôi, nhưng để cho sinh sản thì sẽ ít
hiệu quả. Ông Vệ lo quá, bèn đem phôi thai đi
“chờ thời” trong tủ đông -196 o . Lần thứ hai thì
thành công. Hai cậu bé sinh ra được gia đình làm
lễ để nhận TS Lê Vương Văn Vệ làm bố đỡ đầu.
Ông cam kết sẽ cung cấp sữa và nhiều ưu ái khác
cho cặp song sinh “nổi tiếng” trong y văn Việt Nam
này đến năm 18 tuổi. Ông gọi đó là những đứa trẻ
được đông lạnh hai lần.
K
hi chưa có con, thường thì họ chỉ
có duy nhất một ước mơ..
.
Trước khi chị Hoàng Thị Kim Dung đến ngày
khai hoa nở nhụy, TS Vệ gọi điện cho tôi, vẫn cái
giọng lơ mơ của một nhà khoa học đắm đuối với
nghề: “Này ông, tôi có vụ này, phải ông viết nó
mới ra chuyện được. Tôi giấu tất cả giới báo chí,
chừng nào ông chưa đến gặp tôi!”. Đầu dây bên
kia, tôi hình dung ra nụ cười hóm hỉnh mà hiền khô
của ông bác sĩ nam học dành mấy thập niên ròng
nghiên cứu chuyện “chim cò”, “dưới rốn”. Tôi bảo,
gì mà bí mật thế anh? Ông
bảo, chuyện này không nói
qua điện thoại được. Cuộc
sống và các thách thức khoa
học đã ra đề bài toán này
cho tôi từ 20 năm trước, giờ tôi đã tìm ra đáp án.
Nó là một câu chuyện gây sửng sốt và mang nhiều
ý nghĩa nhân văn đấy.
Khi câu chuyện về Dung - “một bà vợ góa lãng
mạn nhất trong lịch sử” được tung ra các mặt báo
chí, truyền hình, thật sự nó có gì đó giống như một
quả bom trong dư luận xã hội. Sau khi đi xét
nghiệm ADN của hai bé trai sơ sinh, báo chí gọi đó
là phép màu trong y học, gọi TS Vệ là “ông tiên”
với pháp thuật thần thông đã chắp cánh cho tình
yêu đáng ngưỡng mộ của vợ chồng TS Dung. Giúp
họ vẫn sinh hai con trai, dù âm dương cách biệt đã
4 năm. Quốc hội đã bàn về tính pháp lí của những
đứa trẻ sinh ra khi bố các cháu đã đến kì sang cát.
Khi ấy, đích thân Giáo sư Quyết, Giám đốc Bệnh
viện Phụ sản Trung ương thực hiện ca mổ đón chào
cuộc sinh hạ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Thành công ở “phi vụ” ấy, TS Vệ ngồi hàn huyên
với tôi, rủ rỉ: “Tôi như anh nông phu sung sướng,
cày xong thửa ruộng là ngả mình trên liếp cỏ ngủ
ngon lành vài chục phút. Sau đó lại đi lo vụ khác,
ông ạ”.
Có hàng ngàn dấu hỏi khoa học và thực tiễn
chưa bao giờ thôi diễn ra trong đầu TS Vệ. Ông
Giám đốc Bệnh viện tư nhân đó làm khoa học còn
giỏi hơn. Tôi chưa gặp ai tử tế với bệnh nhân đến
cỡ này: Ông, thậm chí từng nhờ công an, nhờ
chính quyền địa phương và bảo vệ khu phố “truy
tìm”; Bắt cả các nhân viên y tế dưới quyền mình
phải đôn đáo sang khu vực cầu Long Biên, Hà Nội
để “tróc nã”, đưa… bệnh nhân về. Tìm về để chữa
trị cho anh ta, miễn phí chứ không phải thu tiền dịch
vụ gì cả. Ví dụ như chuyện về anh Đỗ Đại Dương,
một vận động viên liệt hoàn toàn hai chân, bán
thân bất toại sau một tai nạn đứt tủy sống. Ngồi xe
lăn thi đấu, anh từng có mặt trên nhiều đấu trường
quốc tế danh giá. Ông Vệ nhớ rõ, anh ta cùng
người vợ trẻ đến gặp mình, họ tha thiết muốn có
một đứa con để nối dõi tông đường. Anh Dương
đã đi khám, chữa, tìm hiểu qua nhiều bác sĩ, nhiều
cơ sở y tế danh tiếng ở trong và ngoài nước, nhưng
câu trả lời vẫn là bó tay. Bằng mọi cách có thể hình
dung được, chưa bác sĩ nào tìm thấy một giọt tinh
trùng của người khuyết tật thể nặng đó. Chính BS
Vệ, chọc cả vào hai tinh hoàn và nhiều bộ phận
khác trên khu vực liên quan đến sinh dục của anh
Dương nhưng chưa thấy một giọt
thiêng liêng nối dõi tông đường nào.
Trong khi anh Dương vẫn thi đấu
giỏi, huân huy chương treo đầy nhà.
Thời gian theo bác sĩ Vệ chữa trị, lần
nào đi thi đấu, anh Dương cũng
mua một chai rượu nhỏ xinh xắn về tặng “lương y”
của vợ chồng mình. Những chai rượu thử bé xíu,
xinh xắn, nó là quà lưu niệm chứ ít ai uống. Mỗi
lần nhìn vào các món quà nhỏ ấy, ông Vệ lại chắc
mẩm, mình sẽ giúp được “thằng bé” này. Sẽ có
ngày giúp được, chứ bây giờ điều kiện kĩ thuật
chưa cho phép.
Gần chục năm sau, ông vẫn trăn trở mỗi lúc
nhớ về gương mặt thất vọng của anh chàng vận
động viên khuyết tật nhiều huy chương tên là Đỗ
Đại Dương. Thương anh ta đẹp trai, thông minh và
nhân hậu. Anh ta xứng đáng có một đứa con với
cô vợ trẻ xinh đẹp ấy chứ. Sau quá trình tìm tòi,
ông Vệ đã nghiên cứu đưa ra các công trình giúp
người tàn tật, người bị liệt, người nhiều năm vô sinh
có thể sinh con. Ông và cộng sự cũng “du nhập”
thêm công nghệ của châu Âu trong việc can thiệp
chữa hiếm muộn. Đến một ngày, ngồi trong phòng
thí nghiệm toàn chai lọ mỏng tang như li uống rượu
vang, ông Vệ bỗng vỗ đùi nhảy cẫng lên. Mình sẽ
“chọc” tinh trùng ở một vị trí chưa ai nghĩ ra. Chắc
chắn sẽ thành công. Và cán bộ bệnh viện nam học
đôn đáo đi tìm vận động viên Đỗ Đại Dương. Anh
ta đã chuyển nhà. Ông Vệ cáu: tìm một người nổi
tiếng thế mà không ra thì còn làm được gì? Vào
công an phường, vào gặp Chủ tịch phường, chúng
ta tìm người có tài kia để giúp đỡ việc nhân nghĩa,
chứ có trộm cắp gì đâu mà họ không giúp. “Cứ
tróc nã anh ta về đây cho tôi, không tìm ra “cậu
nhỏ” ấy thì đừng có trách tôi”, anh Vệ hóm hỉnh
ra lệnh.
Kết quả là, anh Dương đã được chọc rút ra thứ
tinh trùng ở tít trong khu vực sống lưng mà chưa
một bác sĩ nào tin là cơ thể anh đang... có. Chính
Dương cũng không tin. Vợ anh sinh hạ lần lượt hai
bé xinh xắn. Niềm vui vỡ òa. “Bệnh nhân vui 9 thì
tôi vui 10, ông có hiểu cái tâm trạng đó không?”,
có lần TS Vệ bảo tôi: “Theo nghiên cứu của một Đề
tài cấp Quốc gia do một Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì,
thì có từ 7 - 10% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
nở vô sinh, cả nước có hơn 1 triệu cặp vợ chồng rơi
vào cảnh hiếm muộn cần sự can thiệp khoa học mới
có thể sinh nở. Đến năm 2015, Bộ Y tế mới công
nhận mô hình bác sĩ, bệnh viện Nam học hiếm
muộn, các bệnh viện dạng này được mở ra nhiều ở
trung ương và các khu vực. Trong khi, hơn 20 năm
trước tôi đã nghiên cứu và đưa ra mô hình này rồi!”.
Nói xong câu ấy, con người khiêm cung Vương
Văn Vệ tỏ ra có chút gì tự hào khe khẽ. Ngay cả
khi mang trong mình bệnh trọng, đi nhiều quốc gia
để chữa trị tốn kém và mệt mỏi, ông Vệ vẫn chưa
bao giờ thôi trăn trở về một mô hình can thiệp giúp
cho các quý ông thoát khỏi bệnh tật liên quan đến
sinh lí, tình dục hoặc vô sinh. “Chuyện chăn gối nó
chi phối cuộc sống người đàn ông ghê gớm lắm,
giúp họ khoản đó, có khi là giúp tất cả. Chuyện
con cái cũng thế. Khi có con rồi thì bạn có một
nghìn ước mơ cho tương lai của mình và con cái.
Còn lúc chưa thể có con, người ta thường chỉ có
duy nhất một ước mơ cháy bỏng và day dứt thôi:
làm thế nào để có con. Hai cái bóng cô lẻ trong
căn phòng thiếu tiếng trẻ con, tre già mà măng
chưa mọc, có nỗi lo nào hơn thế?”.
Hai đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng của người bố
đã mất từ bốn năm trước
TS Vệ trở thành cha đỡ đầu của hai đứa trẻ sinh ra từ
tinh trùng của người đã mất
Chị Hoàng Thị Kim Dung
hạnh phúc ngập tràn khi
sinh được con từ tinh trùng
của người chồng đã quá cố