Previous Page  66 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 66 / 92 Next Page
Page Background

66

Người t p lửa...

(Tiếp theo trang 65)

tức là nước Hàn Quốc. Ngọc nói, Kolia

là tên của nữ kiến trúc sư nổi tiếng người

Pháp, bà say sưa với các cung đường

Việt Bắc, tâm huyết với việc mở đường

từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn qua cánh

cung Ngân Sơn tới Cao Bằng. Đặc biệt

là con đèo ở khu vực Phia Đén này. Lúc

bấy giờ máy móc hạn chế, hiểu biết của

con người về rừng thiêng nước độc còn

rất ít, bà Kolia đã xả thân nghiên cứu mở

đường giúp chính quyền thuộc địa, đặc

biệt là giúp bà con các dân tộc nơi này

tiện đường giao thương. Không may, bà

ngã bệnh và chết ở khu vực Phia Oắc.

Người ta nhớ ơn, đặt tên con đèo khúc

khuỷu đó là đèo Kolia.

Bị mê hoặc bởi vị chè

ngậm sương mù sườn non

Phia Oắc là dãy núi cao, nơi cao nhất

hơn 2.000m so với mực nước biển, nay

được ghi nhận là khu bảo tồn thiên nhiên

quý giá, rộng tới 25.000ha. Phia Đén

là đỉnh núi chứa trong mình một bình

nguyên vòi vọi. Tiếng địa phương, Phia

là núi, Oắc là loài cây lá kim cùng họ với

cây thông, cây sa mộc hay cây pơmu.

Phia Oắc tiếng dân tộc (vác) đọc chệch

là cây gỗ Ngọc Am (hoàng đàn), ngọn

núi này nhiều gỗ Ngọc am nhất cả nước.

Các cây này là tín chỉ của một vùng khí

hậu ôn đới, nơi thường có băng giá tuyết

rơi vào mùa đông, vào mùa hè mát mẻ

như Đà Lạt. Nơi này, mây mù bao phủ

quanh năm khiến cho rừng rêu, rừng lùn

trở thành hệ sinh thái phổ biến. Bốn mùa

hoa cỏ sặc sỡ. Rừng hoa đỗ quyên nở rộ

vào mùa xuân (khoảng tháng 3 đến tháng

5) có ba loại màu trắng, hồng, tím, nở vào

ba thời điểm kế tiếp nhau. Phia Oắc cũng

là thượng nguồn của nhiều dòng sông

lớn vùng Đông Bắc Tổ quốc ta. Đặc biệt

là hệ thống quặng trong lòng núi rất lớn.

Các thân quặng bạc, thiếc, chì, kẽm, nhất

là vonfram (thường khá đắt đỏ, dùng sản

xuất dây tóc bóng đèn và nhiều thứ khác)

chạy dài, từng được người Pháp khai thác

từ cả thế kỉ trước. Dấu tích của quá trình

này là hệ thống hầm lò địa đạo dọc ngang

thân núi giờ vẫn còn. Trên Phia Oắc và

Phia Đén, hiện vẫn còn các cây chè cổ

thụ và vùng chè truyền thống lâu đời của

bà con người Dao đỏ, Dao tiền và người

Nùng. Hoàng Mạnh Ngọc nhiều ngày đi

điền dã và say mê với chất chè kết tinh

sương khói và khoáng chất của vùng

rừng núi kì ảo này. Lá chè xanh đã ngậm

hương rừng, sắc núi, lúc pha thì hương

thơm lan tỏa, uống xong vị chát ngọt còn

ngậm mãi ở miệng. Lần đầu tiên anh cảm

nhận được sự tinh tế, vi diệu của vị trà,

ấy là khi đắm mình với Phia Đén. Anh

đã xúc động và ước ao bảo tồn được hệ

thống rừng chè cổ trên đỉnh núi thần tiên

kia. Đó là cơ sở để ý tưởng quy hoạch

vùng chè mênh mông, làm chè thương

phẩm và xuất khẩu.

Anh đã đi Đài Loan nhiều lần, để tìm

hiểu thị trường phía bạn. Mạnh dạn đầu

tư kinh phí mời đoàn chuyên gia của bạn

sang thăm Phia Đén, đến từng hộ gia đình

người Nùng, Dao tiền và Dao đỏ ở xã

Thành Công (nơi núi Phia Đén), nghiên

cứu các cây chè cổ thụ cả trăm năm tuổi,

Hoàng Mạnh Ngọc càng quyết tâm thắp

ngọn lửa mới cho bình nguyên này bằng

cây chè sạch, giống mới, công nghệ mới,

thị trường mới. Viện nghiên cứu nông

nghiệp Trung ương, Sở NNPTNT tỉnh

Cao Bằng từng có đề án tôn vinh vùng

chè Phia Đén, trồng chè sạch chất lượng

cao từ hơn 10 năm trước, nay Hoàng

Mạnh Ngọc quyết tâm thổi luồng sinh khí

mới cho công cuộc “đánh thức nàng công

chúa ngủ trong rừng” này. Các chuyên gia

của Đài Loan, do nghệ nhân trà nổi tiếng

Từ Quốc An dẫn đầu rất ngạc nhiên khi

phát hiện ra các dãy núi cao bao quanh

bình nguyên này dường như đã được trời

đất sinh ra để trồng chè. Điều kiện quá

lí tưởng. Nhiệt độ ban ngày không bao

giờ quá 22 độ, đêm về thường xuống tới

15 - 17 độ. Sương mù ngậm cây cỏ quanh

năm, thỉnh thoảng trời đất lại kéo một

đám mây mang mưa xuống tưới cho thiên

nhiên và con người Phia Đén. Đặc biệt,

độ cao của bình nguyên thoai thoải ấy rất

Cây chè cổ thụ trên đèo Kolia

VTV

cảm xúc

mùa xuân