Previous Page  71 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 71 / 92 Next Page
Page Background

71

Nam đến với thành phố này đã mang

theo jazz, blue và gospel truyền thống

và kết quả là âm nhạc đã trở thành một

phần hơi thở của thành phố này. Các

lễ hội âm nhạc diễn ra quanh năm,

các quán bar mở hàng đêm đem các

giai điệu âm vang khắp thành phố. Và

dưới các ga tàu điện ngầm, các nghệ sĩ

đường phố cũng có sân khấu và khán

giả của riêng mình. Khán giả ở ga tàu

điện ngầm dành thời gian không quá 5

phút cho một màn biểu diễn. Nó giống

như khoảng nghỉ giữa một chương trình

biểu diễn. Trước khi bước lên mặt đất

để bon chen, người ta dừng lại để nhún

nhảy một chút, để âm nhạc như một

loại doping tinh thần bơm vào máu để

có thêm năng lượng. Những nghệ sĩ

ở Chicago phần đông là người di dân,

người nhập cư hoặc người da đen. Họ

hát để mưu sinh dù rằng cuộc mưu sinh

cũng khá chật vật khi ở thành phố càng

lớn thì người ta càng hờ hững hơn …

Ga Blue Line có thời gian giãn

cách tàu khá dài nên sẽ có lúc bạn sẽ

thấy mình một mình lọt thỏm giữa ga

tàu vắng lặng. Tôi xuống ga vào đúng

khoảnh khắc như vậy. Giữa một sân

ga không một bóng người, tiếng đàn

phóng khoáng tí tách tươi vui không

chút âu lo. Tôi phải đi một  đoạn để

thấy người trình diễn ngồi khuất sau

hàng cột và hoá ra là đàn cò (erhu) chứ

không phải violon. Người nghệ sĩ nhìn

xa xăm, có cảm giác bà như đang kéo

đàn cho chính mình trong một không

gian khoáng đạt. Có lẽ bà đã xấp xỉ 70,

mái tóc cắt ngắn đã bạc trắng, gương

mặt Á Đông khó đoán được là từ đâu

đến. Bên cạnh bà là một cái máy cát

xét để bật băng nhạc nền. Âm nhạc kì

lạ thật, nó dẫn dụ người ta đi nhiều và

đi xa hơn ta tưởng. Nó làm đôi chân

muốn nhún nhảy và nụ cười tự nhiên

nhoẻn ra trên môi lúc nào không hay.

Tự nhiên quên hết mọi lo âu và những

thứ còn dang dở chưa xong, những

muộn phiền vô cớ và uể oải đeo bám

từ đầu ngày. Ta thấy trái tim mình

nhảy múa, không cần bất kì lí do nào

cho niềm hân hoan bất chợt ở thành

phố lạ. Tôi dừng lại để lắng nghe thật

lâu, tiến lại tặng người nghệ sĩ ít tiền.

Bà hiền từ cúi đầu và khe khẽ nói

“Danke” (“Cảm ơn” - tiếng Đức).

Ở một thành phố trên đất Mỹ, một

nghệ sĩ già rong ca gốc Á trình diễn

bằng nhạc cụ Á Đông một bản nhạc

giao hưởng châu Âu và cảm ơn bằng

tiếng Đức. Đó có lẽ là thứ giai điệu

đẹp và kì lạ nhất mà ta có thể được

nghe. Đẹp bởi nó là sự hân hoan tình

cờ và hạnh phúc giữa  những tấp nập

phố thị hàng ngày. Tôi bước tiếp,

nhanh hơn, rộn ràng hơn như thể đang

tung tăng cùng thứ giai điệu rộn ràng

đang rảo bước cùng mình. Những giai

điệu của hạnh phúc …

Bài và ảnh:

DATA

Chàng trai ôm đàn hát vang những giai điệu của The Beatles từ Praha - Cộng Hoà Séc

Jacob và Sue biểu diễn ở một góc phố Budapest - Hungary

Nghệ sĩ hát rong ở Dresden - Đức

Nghê sĩ hát rong dưới ga tàu điện Chicago - Mỹ