69
máu và nước mắt đã tăng trang hộ chiếu
tâm hồn, rút quỹ sinh học sống của đời
người và tăng tuổi tinh thần, vượt qua
cả sự sợ hãi cái chết bằng lao động cống
hiến. Một số đồ vật khác được chuyển
nhượng, tặng cho người nghèo, người
khó khăn hơn, là cách chia sẻ, phát huy
tính tiết kiệm. Trên thực tế, có những
người thỉnh thoảng đổi vị trí đồ đạc
trong nhà nhằm tạo cảm giác mới lạ cho
không gian sống. Tôi không phải tuýp
người này, bởi vị trí đồ không phải chỉ
do ý muốn của ta, còn do điều kiện ở.
Tôi thích thăm quan nhà của các
danh nhân, bởi nó được giữ nguyên vị
trí y như khi họ còn sống, đó là dấu tích,
là lịch sử. Đồ đạc luôn gợi hình dung
về sự chuyển động của chủ nhân, nhất
là nhà của các nghệ sĩ lớn. Cây đàn,
bàn viết, khung cửa, phòng viết, vẽ, cốc
uống nước, li rượu, vườn cây... đều gắn
với những tác phẩm, thậm chí là nơi ra
đời hoặc bối cảnh của những kiệt tác.
Với ngôi nhà mình, giữ những kỉ vật
sống thêm nhiều thời gian, bởi ta có thể
nhớ lại thời gian đã sống, kéo dài, cộng
thêm, nhân lên những tốt đẹp. Tất nhiên,
trừ sự thay đổi bắt buộc và cần thiết.
Dọn nhà thường kì nên làm, để bảo đảm
chất lượng, không khí của nơi ở - tổ
ấm. Những cuộc tổng vệ sinh, chuyển
nhà làm hao tâm trí, thời gian. Bởi thế,
số đông rất sợ chuyển nhà. Lần đầu
gia đình tôi chuyển nhà mà tôi chứng
kiến là năm 1986, cách nhà cũ 100m,
trong cùng một khu tập thể. Những lần
chuyển cư do chiến tranh, sơ tán thời
ông bà, bố mẹ thì tôi chỉ nghe kể, lần
nào họ cũng tiếc ảnh và tư liệu đã mất,
thất lạc trong các lần di dời ấy, do
luôn cuống quýt, vội vã - chiến tranh
thiếu phương tiện vận chuyển, các con
lại còn nhỏ, đông. Tôi chuyển nhà vẫn
cùng khu tập thể, không muốn đi nơi
khác, muốn gắn bó bởi không chỉ là thổ
dân, ngại thay đổi mà nội tâm nặng về kí
ức. Nơi đây, những người thân yêu nhất
của tôi đã sống cùng tôi, và để lại dấu ấn
trong cuộc đời tôi, nơi các con tôi được
tạo sinh.
Rất nhiều người sợ chuyển nhà
không chỉ vì sự hao tổn, mà sợ sự đối
mặt và gặp lại những nhân vật, nhân
chứng trong quá khứ, của những kỉ
niệm, hồi ức, giữa xót xa và tránh đau
khổ do quá nhớ thương... Thống kê, rà
soát tài sản tinh thần cũng là cuộc thanh
tẩy, tu bổ, bồi dưỡng trí nhớ ta. Khi
quyết liệt loại bỏ một đồ vật, bút tích
gì đó, cũng là lúc ta dám quên và biết
quên. Vì bộ nhớ không phải vô biên, nó
cần được dọn dẹp và bổ sung những gì
xứng đáng được giữ và tăng bồi. Tuổi
thọ của đồ vật và những cuốn sách
không chỉ do chất liệu tạo ra chúng, mà
còn do chủ nhân, cách bảo quản.
Sau cuộc chấn hưng gia sản tinh thần
cuối năm tuổi, năm Thân, để đón Xuân,
tôi lại chuẩn bị một cuộc làm mới năm
Đinh Dậu. Trong thời gian đã mất, tôi
được sống lại thời gian. Và từ ngôi nhà -
bảo tàng nhỏ của mình, thế giới đầu tiên
của con tôi sẽ ấm áp, nhiều ánh sáng.
Tôi hằng tin, sự giàu có của gia tài tâm
hồn là cần thiết cho cuộc đời bất tận của
chúng ta, khi ta thắm thiết truyền cho
các con - tượng hình máu thịt và ước
mơ, những điều đẹp đẽ nhất được ngưng
đọng bằng di sản nghệ thuật trên thế
gian này.
Tuỳ bút của VI THUỲ LINH