Previous Page  62 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 62 / 92 Next Page
Page Background

62

Ảnh minh họa

VTV

cảm xúc

Mùa xuân

“Đạn pháo thay cho pháo Tết”

Chiến sự lúc căng thẳng, lúc ngưng

nghỉ. Đạn pháo cũng vậy, lúc rền vang,

lúc lặng như tờ. Và hơn 100 người Việt

kẹt lại trong vùng chiến sự Đông Ukraina

đón Tết trong tâm trạng lo âu, thấp thỏm.

Năm nay, những ngày cận Tết không

rền vang tiếng súng như mọi năm, nhưng

vẫn có lác đác những tràng đạn pháo và

chiến sự có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Sau kì nghỉ Giáng sinh và năm mới, khả

năng giao tranh dữ dội là rất cao. “Cả hai

bên đều muốn nổ súng. Họ chờ đợi các

nhà ngoại giao thất bại để tiếp tục bắn

nhau” - Anh Quang, một cư dân hai thế

hệ ở Lugansk khẳng định.

Anh Nguyễn Lân, một người kiên trì

bám trụ trong vùng khói lửa suốt mấy

năm nay thì than thở: “Thực tình, nói ra

thật buồn. Mỗi lần Tết đến, bà con chỉ

nghỉ được chiều 30 và sáng mồng 1 thôi,

thời gian còn lại đều ngoài chợ. Năm

ngoái chạy loạn, có nhà không có cả nén

hương để thắp thì nói gì đến Tết”.

Hồi chưa xảy ra chiến tranh, cuộc

sống khá no đủ, Tết đến chỉ thiếu

những món ăn dân tộc nhưng vẫn vui.

Cứ khoảng 20 Tết là mọi người tất bật

chuẩn bị gạo nếp, lá dong,… để gói

bánh chưng. Thanh niên thì rủ nhau vào

rừng chặt cành đào về cắm cho giống

với phong tục đón Tết Nguyên đán ở

quê nhà. Giờ đây, vì chiến sự, mọi người

không còn có thể mua sắm hay vào rừng

nữa vì quá nguy hiểm. Thành thử, Tết

đến có gì dùng nấy, miễn sao bảo đảm an

toàn là trên hết. Tuy nhiên, thật khó có

thể thiếu món bánh chưng - những chiếc

bánh chưng xanh được gói vội dưới tầm

pháo kích.

“Sống ở vùng chiến sự Donetsk, tình

trạng mất điện, mất nước xảy ra như cơm

bữa. Lấy đâu ra không khí Tết khi cuộc

sống tối tăm và thiếu thốn như thế này?

Muốn thắp nén hương cúng ông bà tổ

tiên cũng không có. Đốt pháo lại càng

không dám vì có tiếng nổ là phiền phức

ngay. Chỉ mong sao cộng đồng vượt qua

giai đoạn khó khăn này.” - Chị Thanh,

một trong số phụ nữ Việt hiếm hoi còn

trụ lại ở đây cho biết”.

Những người ở lại khốn khổ, những

người chạy đi sơ tán khỏi vùng chiến sự

cũng rất khó khăn. Tại Kharkov, nơi có

hàng chục gia đình chạy loạn từ vùng

chiến sự tới từ những ngày đầu nổ ra

chiến tranh, không khí Tết cũng không

rộn ràng hơn. Chị Sơn, một người lánh

nạn từ Donetsk, cho biết: “Ngày Tết,

chúng tôi vẫn có xôi gà, bánh chưng,

thịt mỡ, dưa hành… đủ cả. Nhưng ngày

trước ăn ba ngày Tết thì bây giờ chỉ ăn

Tết có tối 30 và ngày mùng 1 thôi”. Một

số gia đình chỉ mua một hai cái bánh

chưng cho “có cái Tết gọi là”, còn lại vẫn

miệt mài đi chợ bán hàng như không hề

có Tết.

Làm ăn ngày càng khó khăn

Trả lời câu hỏi: “Dạo này làm ăn

được không?”, anh Tiến, một cư dân lâu

năm ở vùng giao thoa Ukraina - Nga,

nắm trong tay khá nhiều bất động sản

cho thuê, cho biết, nhà cửa cho thuê lãi

không đáng kể. Giá cho thuê bằng đồng

nội tệ của Ukraina vẫn như cũ. Trong

khi giá USD tăng gấp 3 lần và chi phí

điện nước cũng tăng gấp 3. Các quầy

bán hàng ở ngoài chợ gần như vứt đi hết.

Hơn nửa số cửa hàng đóng cửa. Cộng

đồng người Việt bỏ về Việt Nam hơn

Người Việt trong vùng chiến sự Ukraina:

Gói bánh chưng

dưới tầm đạn pháo

Hơn 100 người Việt hiện đang

làm ăn sinh sốn g trong vùng

chiến s miền Đông Ukraina. Họ

đang chuẩn bị đón một c i Tết

c truyền với nhiều tâm trạng

đan xen...

Câu hỏi lớn nhất với cộng

đồng người Việt ở Ucraina

là ở hay về? Ở thì ngày

càng khó khăn và nguy

hiểm, mà về thì lạ lẫm với

cuộc sống trong nước. Quá nửa đời

phiêu dạt xứ người, liệu giờ về có bắt

kịp cuộc sống và việc làm trong nước

không. Và khi còn chưa có câu trả lời,

họ vẫn tiếp tục sống trong thầm lặng

và lo âu.

?