63
nửa. Một số cố di tản sang nước khác.
Số còn lại thì chưa biết có thể trụ đến khi
nào. Phần lớn mọi người đang ăn vào
tiền tích lũy từ trước, hãn hữu lắm mới
có người có thu nhập dương. Ngay người
dân bản xứ cũng rất khó khăn. Những
người có lương hưu hay lương thấp thì
chỉ đủ trả tiền điện nước, thành ra mỗi
tháng họ chỉ trả 1 ít để không bị cắt khí
đốt, nước hay điện…
“Chiến tranh đã cướp đi của chúng
tôi nhiều thứ - anh Lân nói tiếp - nhưng
không thể vì thế mà chúng tôi chùn bước.
Cuộc sống muôn vàn khó khăn càng tôi
luyện chúng tôi có những trái tim sắt
đá, kiên cường, bền bỉ trong cuộc mưu
sinh ở xứ người. Chiến tranh hay không
thì con người vẫn phải sống, vẫn phải
đầu tắt mặt tối mới có cái cho vào bụng.
Chúng tôi không sợ khó, không sợ khổ,
mà chỉ sợ chiến tranh mãi không bao giờ
kết thúc. Nếu có một điều ước thì chắc
chắn ai ai ở đây cũng ước rằng nơi đây
được trở lại như ngày xưa, không chiến
tranh, không hận thù để mỗi bữa cơm các
gia đình có đầy đủ các con bên cạnh”.
Những người trụ lại được giữa vùng
đất đầy bom đạn này không chỉ là những
người dũng cảm mà còn là những người
yêu lao động và tằn tiện. Anh quyết định
làm một vườn rau để cung cấp cho cộng
đồng ở đây. Những lứa rau đầu mùa thật
là ngon ngọt pha chút mặn đắng của
những giọt mồ hôi cùng với vị cay nồng
của khói đạn pháo. Anh chia sẻ: “Nhiều
gia đình chỉ còn lại 2 vợ chồng với
những bữa cơm nghẹn cứng nơi cổ họng
khi những đứa con phải sơ tán xa bố mẹ
cả năm trời. Dù có khổ có khó khăn đến
mấy cũng phải chấp nhận cho con trẻ
học hành đến nơi đến chốn nên đành có
những bữa cơm chan đầy nước mắt, mẹ
sụt sùi vì lo nghĩ đến con”.
May mắn là chính quyền địa phương
ngày càng quản lí trật tự trị an tốt hơn.
Lâu rồi không có chuyện bà con ta bị
cướp bóc. Lúc đầu mọi người còn lo sợ
xe cộ bị trưng dụng cho chiến tranh nên
mang xe đi gửi, nay đã mạnh dạn mang
xe trở về. Khi có sự cố gọi điện là cảnh
sát có mặt ngay. Ở những vùng ngoại ô
thì thỉnh thoảng cũng xảy ra trộm cắp vặt
hoặc có vài vụ án nhưng không quá đáng
sợ như hồi mới chiến tranh nữa.
NGUYỄN SƠN
Dù khó khăn thiếu thốn đến đâu
cộng đồng người Việt ở Ucraina
cũng phải gói cho được một
mẻ bánh chưng đón Tết. Vườn
rau mang cái tên rất mộng mơ
“Chiều tím” của anh Lân nằm
ngay cạnh một trận địa pháo
nhưng lúc nào cũng đủ các loại
rau và gia vị “mang tính Việt
Nam cao”. Anh rất mê mấy
luống hành ta của mình, nó tạo
cho anh cảm giác gắn kết với
dải đất hình chữ S bên bờ Tây
Thái Bình Dương, nơi còn cha
mẹ, người thân và mồ mả tổ
tiên của anh.
Các cháu thiếu nhi múa hát mừng năm mới
Các cháu bé được dạy gói bánh chưng Tết