Table of Contents Table of Contents
Previous Page  38 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 38 / 92 Next Page
Page Background

38

VĂN HÓA & GIẢI TRÍ

NGUỒN GỐC CỘNG ĐỒNG

Con đường dẫn tôi xuống Đông

Hưng được trải nhựa với hai hàng cây

xanh đều tăm tắp. Giữa cái nắng oi ả

của tháng 9, tôi vẫn nhận ra những dòng

chữ tiếng Việt và chiếc nón lá quen

thuộc thấp thoáng trên một vài ngôi nhà

ven đường. Trong tôi hiện lên nhiều cảm

xúc kì lạ với các câu hỏi khác nhau mà

chắc chắn tôi sẽ phải tìm lời giải đáp

trong chuyến đi này.

Theo một số sách báo trước đây tôi

đã từng nghiên cứu, cộng đồng dân tộc

Kinh bên này có gốc gác từ Đồ Sơn,

Hải Phòng di cư lên vùng đất phía Bắc

Móng Cái từ thế kỉ 16. Tại thời điểm đó,

ba hòn đảo Sơn Tâm, Vu Đầu, Vạn Vĩ

cũng như khu vực xung quanh vẫn

thuộc Đại Việt với tên gọi Trường Bình.

Họ vẫn làm ăn, buôn bán và mang

dòng dõi Việt như thế cho đến khi Công

ước Pháp - Thanh năm 1887 (thế kỉ 19)

đã chuyển nhượng toàn bộ vùng đất

này sang quyền quản lí của nhà Thanh.

Cũng vì cộng đồng cư trú chủ yếu

trên ba hòn đảo: Sơn Tâm, Vu Đầu,

Vạn Vĩ nên nơi này được gọi tắt thành

“Kinh tộc Tam đảo” tức là ba hòn đảo

của dân tộc Kinh. Trước kia các hòn

đảo tách rời nhau, sau này phù sa bồi

đắp và con người xây dựng, ba nơi này

đã nối với nhau bằng những con đường

CÓ MỘT THỰC TẾ LỊCH SỬ KHÁ THÚ VỊ, ÍT NGƯỜI BIẾT LÀ TẠI TRẤN

GIANG BÌNH, ĐÔNG HƯNG, QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC, CÓ BA HÒN

ĐẢO SƠN TÂM, VU ĐẦU VÀ VẠN VĨ LÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA HƠN HAI VẠN

NGƯỜI THUỘC DÂN TỘC KINH (VIỆT) TỪ NHIỀU ĐỜI NAY. MONG MỎI

TÌM HIỂU TỪ LÂU, TÔI ĐÃ CÓ CHUYẾN XUẤT CẢNH SANG ĐÔNG HƯNG

ĐỂ BẮT ĐẦU CUỘC HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ VÙNG ĐẤT CỦA CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI KINH ĐANG SINH SỐNG VÀ LÀM ĂN TẠI TRUNG QUỐC.

Áo dài và nón lá của

dân tộc Kinh trên bãi

biển Kim Than

Cộng đồng người Kinh

BÊN KIA BIÊN GIỚI

Đình Vạn Vỹ với cây đa Tương tư Nam Quốc

Người Kinh tại Quảng Tây vươn lên làm giàu