44
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ
Nhà hát Tuổi Trẻ
NẶNG LÒNG VỚI KỊCH
LƯU QUANG VŨ
GẦN 40 NĂM ĐÃ TRÔI QUA KỂ TỪ NGÀY KỊCH BẢN ĐẦU TAY
SỐNG
MÃI TUỔI 17
CỦA TÁC GIẢ LƯU QUANG VŨ RA MẮT CÔNG CHÚNG
TRÊN SÂN KHẤU NHÀ HÁT TUỔI TRẺ. CHO ĐẾN HÔM NAY, HƠN BA
THẬP KỈ SAU NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ, NHÀ VIẾT KỊCH
TÀI BA NÀY, NHỮNG TÁC PHẨM CỦA ÔNG VẪN LUÔN HIỆN HỮU VÀ CÓ
MỘT SỨC SỐNG ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI NHÀ HÁT TUỔI TRẺ.
SỨC SỐNG KỊCH LƯU QUANG VŨ
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang
Vũ (1948 - 1988) là một trong những
tác giả để lại dấu ấn đậm nét nhất trong
thi đàn và sân khấu Việt Nam từ những
năm 80 của thế kỉ trước. Tên tuổi của
ông đã gắn bó với NHTT ngay từ những
ngày đầu mới thành lập. NHTT chính là
nơi khởi đầu cho sự nghiệp sân khấu
lẫy lừng của Lưu Quang Vũ với tác
phẩm
Sống mãi tuổi 17
, vở diễn đã
giành HCV trong Hội diễn Sân khấu
toàn quốc năm 1980. Từ đó đến nay,
kịch bản của Lưu Quang Vũ lần lượt
được đưa lên sân khấu, làm dầy thêm
những kịch mục biểu diễn của NHTT
trong nhiều thập niên qua với những vở
diễn:
Tin ở hoa hồng; Lời thề thứ 9; Mùa
hạ cuối cùng; Hồn Trương Ba, da hàng
thịt; Lời nói dối cuối cùng; Ai là thủ
phạm
và gần đây nhất là
Hoa cúc xanh
trên đầm lầy
…
Sức sống kịch Lưu Quang Vũ nằm ở
rất nhiều yếu tố. Hầu hết các tác phẩm
của ông đều hàm chứa tính thời sự,
tính dự báo cho tương lai, là mắt xích
để tác phẩm của ông không bị thay đổi
theo thời gian. Bên cạnh đó, cảm hứng
chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là
cảm hứng về con người, cái đẹp, cái tôi
hòa tan trong cái chúng ta. Tác giả đã
từng cảnh báo thói làm việc quan liêu,
vô cảm của một số kẻ lợi dụng chức
quyền, hãm hại người dân vô tội trong
vở
2000 ngày oan trái
; quan điểm nhìn
nhận về kẻ sĩ và việc sử dụng hiền tài
cho đất nước trong vở
Ngọc Hân công
chúa
; thói quan liêu, đùn đẩy trách
nhiệm, lãnh cảm của những người
được gọi là “công bộc của dân” trong
Lời thề thứ 9
…
PHỤC DỰNG KỊCH LƯU QUANG VŨ
Theo đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến, Phó
Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, việc thu hút
khán giả đến với sân khấu kịch nói
chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng
gặp nhiều khó khăn bởi phần lớn số
đông chưa có thói quen đến nhà hát
xem kịch. Bên cạnh đó, đời sống của
nghệ sĩ còn nhiều khó khăn, gián tiếp
ảnh hưởng đến sức sáng tạo nghệ
thuật. Mặt khác, những vở kịch của
Lưu Quang Vũ được làm mới chưa
nhiều. Tuy vậy, thời gian gần đây, xu
thế phục dựng, làm mới kịch Lưu
Quang Vũ ngày càng được chú trọng
trong nỗ lực kéo khán giả đến với Nhà
hát nhiều hơn.
Kịch bản của Lưu Quang Vũ đều ra
đời từ nhiều năm trước, do đó, việc tái
dàn dựng đòi hỏi sự đổi mới phù hợp
với bối cảnh cuộc sống đương đại. Đây
cũng là xu thế phổ biến trên thế giới mà
NHTT đã thử nghiệm làm mới các vở
kịch của các tác giả: W.Shakespeare,
Henrik Ibsen, Beltolt Brecht, Athur
Miller, A.Chekhov… Việc phục dựng và
làm mới kịch bản Lưu Quang Vũ được
tiến hành thông qua khâu biên tập kịch
bản một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, đảm
bảo giữ nguyên các giá trị nghệ thuật,
tư tưởng của tác phẩm, kết hợp các
chất liệu âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ lời
thoại, trang trí sân khấu, đạo cụ, phục
trang… bám sát và gần gũi hơn với đời
sống hiện đại.
Bước sang năm 2019, NHTT sẽ tiếp
tục khai thác những di sản sân khấu
của Lưu Quang Vũ để lại, dàn dựng
những kịch bản mới để tiếp tục mang
đến cho khán giả những vở diễn có
chất lượng nghệ thuật cao, đặc biệt là
cho các đối tượng khán giả trẻ. Chuyến
lưu diễn vào tháng 12/2018 vừa qua
cũng nhằm mục đích giới thiệu tới khán
giả yêu sân khấu khu vực phía Nam về
kịch Lưu Quang Vũ, là tiền đề cho kế
hoạch đưa tên tuổi của ông tiếp tục
chinh phục đời sống nghệ thuật sân
khấu nước nhà.
MỸ QUY
Vở kịch
Ai là thủ phạm
Vở kịch
Lời nói dối cuối cùng
Vở kịch
Hoa cúc xanh trên đầm lầy