33
về mặt thị giác mà thôi. Đôi khi người
xem cũng mắc những cái bẫy PR rất
ngọt ngào”. Hay trước vấn nạn mà
nhiều họa sĩ kêu cứu về nạn tranh
giả, Đỗ Phấn bày tỏ cái nhìn riêng:
“Thực ra, tôi không mấy quan tâm
đến vấn nạn tranh giả, mặc dù chính
mình cũng từng nhiều lần là nạn
nhân. Tôi nghĩ, họa sĩ phải là người
đầu tiên tự bảo vệ mình. Bản thân
anh đôi khi cũng không tránh nổi cám
dỗ từ chính mình thì rất khó để bảo vệ
mình. Tôi biết, nhiều họa sĩ không
ngần ngại nhân bản chính mình để
bán kiếm tiền. Dù thanh minh cách
nào đi nữa tôi vẫn không tin là họ vì
một cái gì khác. Những người khác
làm tranh giả để mưu sinh không
đáng trách lắm. Họ thiếu hiểu biết và
đang phí thời gian. Những thứ đáng
gọi tác phẩm thì dù chính tay họa sĩ
chép lại cũng trở nên vô hồn. Ta hoàn
toàn có thể xác định được nhanh
chóng”.
3.
Nhà văn Đỗ Phấn sinh năm 1956
tại Hà Nội. Năm 1980, ông tốt
nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Trong thời gian từ 1980 - 1989, Đỗ
Phấn giảng dạy tại Khoa Kiến trúc
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Đến với văn chương và định hình một
vệt sách mang dấu ấn và “thương
hiệu” riêng, Đỗ Phấn đã khiến nhiều
người yêu Hà Nội hơn, hiểu Hà Nội
hơn… Tập truyện dài
Dằng dặc triền
sông mưa
(NXB Trẻ, 2013) của ông
từng giành giải thưởng Hội Nhà văn
Hà Nội 2014 ở hạng mục Văn xuôi.
Ông bắt đầu viết văn bằng một truyện
ngắn khi 16 tuổi. Viết ở nơi sơ tán
năm 1972 khi đang học lớp 9. Thừa
nhận mình không được học hành
nghiêm cẩn về văn chương, mà chỉ là
người “tay ngang”, Đỗ Phấn nói, với
hội họa, ông được dùi mài cẩn thận để
có một tay nghề kiếm sống thì viết văn
hoàn toàn là để tự chiêm nghiệm
sống.
Nhà văn Đỗ Phấn thường bắt đầu
việc viết bằng hình ảnh, ông cho rằng:
“Với tôi, một bức tranh hay tấm ảnh
nói được nhiều điều hơn chữ nghĩa.
Ta phải mất tràng giang đại hải để tả
bằng chữ một bức tranh mà không có
chuyện ngược lại. Bức tranh, tấm ảnh
không chỉ là hình ảnh mà còn mang
theo nó rất nhiều câu chuyện cộng với
tình cảm của người sáng tạo. Cách
ghi chép của tôi là bằng hình ảnh, dựa
vào đó để vẽ và viết ra. Có thể nói, thế
giới hình ảnh là nguồn tư liệu duy nhất
của tôi cho đến lúc này…”.
NGUYỄN THANH BÌNH