Table of Contents Table of Contents
Previous Page  36 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 36 / 92 Next Page
Page Background

36

M

ột câu hỏi đặt ra đang thách

thức thời đại. Với công nghệ

hiện đại, và sự thông minh siêu

vượt so với tất cả các loại vật

sinh sống trên trái đất, con người trở

thành chủ thể tưởng như điều khiển

được vũ trụ. Loài người còn hi vọng với

khoa học trong tương lai, sẽ tìm ra được

những hành tinh tương đương Trái đất

và những con tàu vũ trụ tối tân siêu tốc

sẽ đưa con người giải thoát khỏi Trái đất

đang bị ô nhiễm và có nguy cơ bị phá

hủy. Liệu thoát được hay không?

Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn

đề nóng hổi trên bàn hội nghị thế giới.

Năm 2015, tại Paris đã tổ chức Hội nghị

thượng đỉnh Cop 21 về bảo vệ môi

trường với sự tham gia của gần 200

nguyên thủ các nước. Tất cả cùng kí

tham gia bảo vệ môi trường. Nhưng đến

nay, tình hình chưa mấy khả quan. Các

cuộc chiến tranh còn xảy ra, các nhà

máy sản xuất vũ khí, nhà máy nguyên

tử, hạt nhân còn hoạt động, ảnh hưởng

lớn đến môi trường. Ngoài ra còn những

nguy cơ khác khi các nhà máy hóa chất,

hạt nhân bị nổ tung hay rò rỉ như vụ

Tchenobyl, rồi các tàu chở dầu bị vỡ…

khiến những dòng sông, bờ biển bị ô

nhiễm nặng. Con người vẫn tưởng chỉ

chiến tranh và hạt nhân, vũ khí làm hủy

diệt môi trường. Họ không biết hàng

ngày, mỗi người đều dùng ít nhất một

điện thoại di động, một máy tính, mỗi

nhà vài cái ti vi và tại các công sở, máy

tính hoạt động liên tục… Công nghệ đổi,

hàng loạt máy móc thành rác. Chỉ riêng

khoản rác máy vi tính cũng đủ trở thành

một đống rác khổng lồ trên quả địa cầu.

Rác vi tính là nỗi lo về môi trường mà ít

người tiêu thụ để ý. Lượng điện nạp

hàng ngày sử dụng điện thoại, máy tính,

đèn, sản xuất... làm ra từ những nhà

máy hạt nhân. Xà phòng, thuốc rửa bát,

đồ mĩ phẩm, các bình lọ, máy bay, ô tô,

lốp xe đều tạo ra chất thải công nghiệp,

hóa học làm ô nhiễm trái đất.

Thật đáng sợ, khoa học vi tính tưởng

giúp con người kết nối được tất cả, liên

kết tình bạn, nắm được mọi thông tin,

nhưng thực ra đó lại là đống rác nguy

hiểm của Trái đất… Trong tương lai,

chúng ta sẽ sống trên đống rác thải đó

và bị chính nó chôn vùi. Nhiếp ảnh gia

người Mỹ Benjamin Von Wong có ý

tưởng bất ngờ: ông thu hơn hai tấn đồ

thải vi tính để làm ra những tác phẩm

điêu khắc nghệ thuật đầy ấn tượng để

nói lên sự khủng khiếp rác công nghiệp

đang đe dọa chính con người. Tác giả

đã cùng 50 người dựng tác phẩm nghệ

thuật với chủ đề

Viễn cảnh tương lai

 trên

Trái đất. Tác phẩm của Von Wong là một

ấn tượng lớn về rác công nghiệp, đưa

con người sống trong ảo tưởng như mây

khói, song nó đã biến con người là

những bóng ma hiện đại vật vờ trong

tương lai.

Ngay đầu thế kỉ 20, nhiều nhà văn,

nhà làm phim đã đề cập đến vấn đề

công nghiệp hóa trong tác phẩm của họ.

Kịch gia nổi tiếng Ionesco đã viết vở kịch

Những chiếc ghế

. Những cái ghế cứ

câm lặng chồng chất lên cho đến hết vở

kịch. Thế giới con người đang bị bủa vây

bởi hội họp, giấy tờ, đồ vật... Nhà văn

Beckett được giải thưởng Nobel văn học

với những vở kịch phi lí. Một người đàn

bà đơn độc cứ kêu lên:

Trời đẹp!

đang bị chôn vùi dần trong đất cát. Đất

cát đây chính là rác công nghiệp hiện

đại, là cuộc sống hiện hữu. Con người

TRÁI ĐẤT THỜI @ ĐANG BỊ BAO

TRÙM MỘT ĐƯỜNG TRUYỀN VÔ HÌNH

BAY TRONG KHÔNG GIAN VÀ NHƯ

MỘT CHIẾC KẸO BỊ BAO BỌC BỞI

ĐỦ CÁC LOẠI RÁC CÔNG NGHIỆP.

CON NGƯỜI LIỆU CÓ THOÁT ĐƯỢC

KHỎI CÁI VÒNG LUẨN QUẨN CỦA

CHÍNH MÌNH TẠO RA HAY KHÔNG?

Tác phẩm được làm từ rác thải máy tính như

một hố đen sâu thẳm chôn vùi con người

THOÁT

?

?

VĂN HÓA & GIẢI TRÍ