39
Tiếng Việt được sử dụng rộng rãi
bên cạnh tiếng Hán
nhựa. Việc đi lại, lưu thông hàng hóa
với đất liền trở nên dễ dàng và thuận
tiện hơn.
SINH SỐNG VÀ GIỮ GÌN VĂN HÓA
DÂN TỘC TRÊN XỨ NGƯỜI
Kể từ ngày được Chính phủ Trung
Quốc công nhận là một trong 56 dân
tộc của đất nước, cộng đồng người
Kinh tại đây nhận được nhiều sự hỗ trợ
trong việc phát triển kinh tế và duy trì
truyền thống văn hóa riêng của mình.
Dân tộc Kinh cũng là dân tộc thiểu số
duy nhất ở Trung Quốc sống gần biển
và làm nghề chài lưới, đánh bắt hải sản
từ bao đời nay.
Đến đây, tôi không khỏi ngỡ ngàng
khi thấy cuộc sống nhộn nhịp, sôi động
của cư dân vạn chài và các hoạt động
du lịch biển. Nhờ thiên nhiên ưu đãi,
đường bờ biển cát vàng của Vạn Vĩ từ
chỗ vốn chỉ để khai thác và nuôi trồng
thủy, hải sản nay trở thành một điểm
tham quan, nghỉ mát của thành phố
Đông Hưng. Nhiều nhà hàng, khách
sạn, quầy bán đồ lưu niệm mọc lên
không chỉ đón khách trong nước mà
còn thu hút được nhiều khách du lịch
từ Việt Nam sang tham quan và du lịch.
Cuộc sống của bà con được cải thiện
rõ rệt.
Chị Tô Lý Nhân, một người dân Vạn
Vĩ cho biết, dòng tộc chị đã ở đây từ lâu
và quen với cuộc sống chài lưới, trước
đây, khi chưa có đường nhựa nối các
đảo và đất liền thì rất ít khi bà con lên
bờ, hoạt động thương mại không phát
triển, chủ yếu là tự cung tự cấp hoặc
bán cho các thương lái từ đất liền ra.
Ngày nay, mọi thứ đã khá giả hơn,
ngoài đánh bắt hải sản và khai thác du
lịch, nhiều hộ gia đình đã đầu tư đóng
tàu, thuyền với công nghệ cao, tạo
công ăn việc làm cho nhiều người trong
thôn và từng bước xóa đói giảm nghèo.
Khi đã ổn định được miếng cơm manh
áo, cộng đồng bắt đầu quan tâm gìn
giữ và duy trì phong tục tập quán
truyền thống của dân tộc. Nhiều người
nói sõi được tiếng Việt, dù có pha trộn
chút tiếng Hán và âm Việt cổ. Chữ Nôm
được sử dụng rộng rãi trong các thư
tịch và văn bản của thôn.
Tại quảng trường Vạn Vĩ có những
bức tranh tường mô tả lại cảnh sinh
hoạt của cộng đồng dân tộc Kinh nơi
đây. Bức tranh thể hiện lối sống thuần
Việt mà bất cứ ai mang dòng dõi con
Rồng cháu Tiên đều có thể nhận ra. Từ
hình ảnh quen thuộc của các trò chơi
dân gian, hình ảnh nón lá trên cánh
đồng, dưới ruộng sâu đến các lễ nghi
cúng bái đậm chất Việt cổ. Điều gây ấn
tượng và xúc động mạnh với tôi là
được dạo bước dưới tán cây đa cổ thụ
và ngồi dưới mái đình quen thuộc. Hình
ảnh cây đa, giếng nước, mái đình đã
trở nên gần gũi với biết bao thế hệ
người Việt. Nhưng giờ đây được tận
mắt trải nghiệm cảm giác ấy trên đất
khách bỗng thấy rưng rung xúc động lạ
kì. Dưới gốc đa hơn 200 tuổi là tấm bia
đá có khắc dòng chữ:
“Cây đa tương tư
Nam Quốc”
bằng ba thứ tiếng Anh -
Hoa - Việt ngụ ý nhắc nhớ, dù sinh
sống và lập nghiệp tại đây nhưng đã là
“con Lạc, cháu Hồng” thì luôn hướng
về quê nhà, về đất Mẹ. Bên cạnh đó,
cộng đồng người Kinh tại Quảng Tây
vẫn duy trì tổ chức ngày hội đình tại
Đình Hát của thôn nhằm tạ ơn các vị
thần đã bao bọc, che chở cho mọi
người làm ăn sinh sống. Vào ngày
Rằm hoặc Mùng Một, bà con lại lên
đình thắp hương, làm lễ khấn cầu an
và tảo mộ ông bà tổ tiên… Nơi đây
cũng lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng
bằng chữ Nôm của 12 dòng họ đầu tiên
từ Đồ Sơn đến đây lập nghiệp, từ đó
đến nay đã hơn 10 đời.
Rời Vạn Vĩ về lại quê nhà, lòng tôi
không khỏi bùi ngùi, xúc động trước
tình cảm và những nỗ lực mà người
Kinh Quảng Tây dành cho văn hóa dân
tộc. Đã gần năm thế kỉ trôi qua nhưng
những nét truyền thống vẫn được duy
trì và phát huy mạnh mẽ. Dù không ở
gần đất Mẹ, nhưng tin rằng những
người dân nơi đây với dòng máu Việt
chảy trong huyết quản, bao đời vẫn
hướng về quê cha đất tổ, về với nguồn
cội thân thương.
Bài và ảnh:
HUY TÙNG
Bãi biển Kim Than là
nơi nghỉ mát của nhiều người dân