Table of Contents Table of Contents
Previous Page  62 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 62 / 92 Next Page
Page Background

62

VTV

cảm xúc

mùa xuân

Bolero

&

tôi

T

ôi lớn lên cái thời mà ở miền

Nam đám con trai đứa nào cũng

biết đàn, hình như thế, và đám

con gái biết hát. Họ đàn và hát

bolero.

Thực tình, hồi đó, và rất lâu sau này, 

tôi không thích bolero. Tôi vẫn nhớ cái

cảm giác đau cứng bàn tay trái khi giữ

cho những hợp âm đều đặn trên cái phím

đàn lớn hơn bàn tay tôi trong những đêm

ngồi đệm đàn cho đám thanh niên trong

làng nhậu hát không dứt những bản nhạc

bolero. Chuyển tới chuyển lui chỉ ba hợp

âm đó thôi mà lời ca thì bất tận, tôi phải

nghĩ ra những cách đánh điệu bolero

khác đi để mình không chán và buồn

ngủ; lời nhạc bolero đã không quyến

rũ tôi.

Tôi lớn lên cái thời mà đám có học

hành đôi chút đi ra khỏi làng nhìn đám ở

lại làng hát loại “nhạc sến” với cái nhìn

thương cảm. Đối với chúng tôi, nhạc

phải là thứ có thể đưa chúng tôi đến với

những ý tưởng trừu tượng, những mơ

màng, những điều càng không thể dễ

dàng diễn tả được càng tốt, không thể

hiểu được càng tốt. Nhạc không thể là

thứ quá chân chất, quá cụ thể đến mức

không còn chỗ trống nào cho những xúc

cảm bay bổng mông lung. Thứ nhạc mà

chúng tôi mơ đến là thứ nhạc người ta

ngồi ôm đàn hát trong những căn gác

nhìn xuống hàng me ngoài kia. Thứ nhạc

mà chúng tôi mơ đến là thứ nhạc người

ta hát để rong ruổi tìm kiếm điều gì đó

mà chính họ cũng không biết mình tìm

cái gì. Một cách tự nhiên, hay thời

thượng, chúng tôi tìm đến với Trịnh

Công Sơn, với Ngô Thụy Miên, với Từ

Công Phụng, với Phạm Duy, ngược về

trước nữa với Dương Thiệu Tước, với

Cung Tiến, với Đoàn Chuẩn - Từ Linh.

Không bao lâu sau, cái thế giới của

Trịnh Công Sơn và Ngô Thụy Miên cũng

nhanh chóng trở nên chật chội. Một nỗi

cô đơn mênh mông, một khoảng trống,

những cuộc tình lung linh óng ánh,

những buổi chiều dài không dứt, những

xúc cảm chua xót thân phận. Rồi sao

nữa? Lời bài hát của Trịnh Công Sơn

vẫn còn nguyên vẹn những quyến rũ siêu

hình, nhưng sự đơn điệu của nhạc đã làm

cho chúng trở nên một -thứ -hát -thơ. Từ

lúc nào đó, và cho đến khi ông qua đời,

tôi không hát Trịnh Công Sơn nữa.

Những ngày đó, mỗi lần trời mưa,

nước từ sông Sài Gòn ngập lên đến tận

Nhà thờ Fatima ngoài Bình Triệu. Nước

ngập lên tận chân giường của tôi ở nhà

dì Quy trong con hẻm gần nhà thờ.

Ngoài mùng, muỗi bay từng đàn. Những

đêm mưa như thế không ngủ được tôi

lần mò trên làn sóng FM của cái radio

nhỏ dượng Đình mua rẻ lại của ai đó

ngoài ga. Ở đó có một thứ nhạc rất khác:

Paul Mauriat, Richard Clayderman, và

những dàn hòa tấu loại nhạc không

có lời.

Lúc còn ở Trị An, lần nào đó tôi

xuống chợ Biên Hòa, vào tiệm nhạc mua

một cái băng cassette rồi trả tiền cho chủ

tiệm để thu vào cái cassette những bản

nhạc nước ngoài mà tôi nghe đâu đó ở

các quán cafe. Đó là thời mà bạn ngồi

cafe nào cũng nghe Modern Talking và

BoneyM, Michael Jackson và Stevie

Wonder, Lionel Richy và Madona. Hồi

đó, phía bên kia quán kem Bạch Đằng có

cái quán Cafe Laserdisc, nơi tôi đã làm

quen với BeeGee và những ban nhạc

disco của mười năm trước. Cái băng

cassette đó, với

Woman in Love, I’ve just

called to say I love you

, và đương nhiên

với

Careless Whisper

của George

Michael và nhiều bài hát khác nữa, đã đi

với tôi một đoạn đường rất dài.

Và cứ thế, từ Paul Mauriat đến 101

Strings đến Yanni, đến các dàn giao

hưởng của New York và London, của

Boston và Frankfurt; từ Barbara

Streisand đến Dean Martin và Frank

Sinatra, đến Nat King Cole, tôi cứ mải

miết đi không quay đầu lại.

Bạn gọi từ Sài Gòn, “Trịnh Công Sơn

mất rồi!”. Tôi chỉ hỏi, “vậy à?”.  Tối

hôm đó, tôi và bạn bè làm một diễn đàn

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên