61
Hội nghị Quark Matter lần này là
cuộc gặp quan trọng nhất và rộng rãi
nhất trên thế giới, trong lĩnh vực khoa
học hạt nhân khảo sát vật chất quark ở
những điều kiện cực đoan (…).
Chúng tôi chờ đợi được đón chào
ông tại Quark Matter 2015 ở Kobe
”.
Bức thư mang chữ kí của ba vị đồng
chủ tịch Ban Tổ chức địa phương là:
GS Hideki Hamagaki (Đại học Tokyo);
TS Tetsuo Hatsuda và TS Yasuyuki
Akiba, (Trung tâm Nishina thuộc
RIKEN).
Lời lẽ chân tình mà trang trọng
trong thư khiến cho tôi cảm động. Gần
20 năm qua, theo bước các nhà báo bậc
thầy như: Nguyễn Khắc Viện, Hữu
Ngọc, tôi lặng lẽ nhận làm Phó Chủ
tịch Hội đồng biên tập Tạp chí đối
ngoại tiếng Anh Vietnam Cultural
Window (Cửa sổ Văn hóa Việt Nam)
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
in nhiều bài báo và dăm ba cuốn sách
bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào ngờ
những tác phẩm - mà chính tôi tự cảm
thấy chưa có gì đặc sắc ấy - hóa ra cũng
được một số bạn trí thức ở nước ngoài
“liếc mắt” qua!…
Thế là, vào 0 giờ 5 phút sáng
27/9/2015, tôi lên đường sang Nhật.
Vật chất quark là một chủ đề vật lý học
đỉnh cao.
Quark Matter 2015
thu hút
hơn 700 nhà vật lý thuộc 35 nước tới
Kobe, có 240 người từ châu Á. Thị
trưởng Kobe đọc lời chào mừng. Thủ
tướng Shino Abe gửi điện mừng tới hội
nghị… Để tổ chức được một hội nghị
khoa học lớn, ở trình độ cao như vậy,
nước Nhật phải có những chuyên gia
rất giỏi.
Nước châu Á đoạt
nhiều Giải thưởng Nobel,
Huy chương Fields
Tính đến năm 2015, giới trí thức
tinh hoa Nhật Bản đã giành được 24
giải thưởng Nobel. Trong đó có 1 Nobel
Hòa bình, 2 Nobel Văn chương, 11
Nobel Vật lý, 7 Nobel Hóa học, 3
Nobel Sinh lý học và Y học. Ngoài ra,
còn có 3 nhà toán học Nhật Bản được
tặng Huy chương Fields.
Theo tôi, nếu như sang nửa cuối thế
kỉ XXI, nửa đầu thế kỉ XXII, giới trí
thức Việt Nam đạt được những thành
tựu mà giới trí thức Nhật Bản đã từng
đạt được trong thế kỉ XX, thì đó là điều
đáng ước mơ! Nghĩa là ta chậm hơn họ
khoảng 150 -200 năm! Bởi vì, từ Kỷ
nguyên Minh Trị
[
Meiji Era/
明治
时
代]
, tức là từ năm 1868, Nhật Bản bắt
đầu công cuộc hiện đại hóa.
Ngô Bảo Châu, Huy chương Fields
về toán học, là một tài năng xuất chúng
của Việt Nam nhưng cá biệt.
Nếu so sánh nước Nhật với nước
Pháp, một cường quốc khoa học ở
phương Tây, thì ta sẽ thấy: Pháp giành
13 Nobel Vật lý, 8 Nobel Hóa học, 13
Nobel Sinh lý học - y học. Tức là hai
nước Pháp và Nhật đạt thành tựu
xấp xỉ.
Qua những thành công chói lọi của
các nhà Nobel gốc Nhật trong cả ba
lĩnh vực Vật lí, Hóa học và Sinh lí học -
y học, ta thấy các ngành khoa học cơ
bản ở Nhật phát triển một cách hài hòa
và vững chắc. Ngay sau khi Chiến tranh
thế giới thứ Hai vừa kết thúc, năm
1949, Hideki Yukawa đã giành được
Nobel Vật lí do tiên đoán sự tồn tại của
các hạt meson khi nghiên cứu lí thuyết
về các lực hạt nhân. Và, mới đây nhất,
năm 2015, Takaaki Kajita được tặng
Nobel Vật lí là do khám phá sự dao
động của neutrino, chứng tỏ loại hạt
này có khối lượng - một vấn đề tranh
cãi dai dẳng từ lâu.
Ấn tượng Kyoto
Tôi muốn dành những dòng cuối
của bài báo để nói về ấn tượng của
mình đối với Kyoto, chốn cố đô của đất
nước Phù Tang. Có những nước không
sao hội nhập thành công vào thế giới
hiện đại, như một số nước Hồi giáo.
Ngược lại, một số nước khác hội nhập
thành công vào thế giới hiện đại, nhưng
lại đánh mất bản sắc của riêng mình.
Nhật Bản, hàng nghìn năm trước, đã
học được tất cả cái hay của văn hóa
Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ, sau đó,
lại học được khoa học cơ bản và công
nghệ tiên tiến của Hà Lan, Đức, rồi Mỹ,
nhưng vẫn giữ được những nét riêng
độc đáo của mình.
Kyoto, còn có tên là
平安京
[
Bình
An Kinh/
Heiankyo
], giữ vị thế kinh đô
nước Nhật suốt 11 thế kỉ, bởi thế, cho
đến nay, vẫn còn bảo tồn được hơn
2.000 ngôi chùa đạo Phật và ngôi đền
đạo Thần (một tôn giáo truyền thống ở
Nhật Bản), cũng như cung điện Hoàng
gia, vườn Thượng uyển, lâu đài, lăng tạ
thời xưa…
Nếu đến Hội An, ta như được sống
lại trong không gian mấy thế kỉ trước,
thì đến Kyoto, ta như được “sống lại”
hơn một nghìn năm về trước…
HÀM CHÂU