64
VTV
cảm xúc
Mùa xuân
Trải nghiệm nơi dòng sông
chảy vào đất việt
Thiên nhiên đã ban tặng cho
dải đất thân thương nước
Việt biết bao dòng sông đẹp.
Từ nước bạn chảy vào đất
mẹ, sông luồn qua khe núi,
vạt rừng để lại đổ về đồng
bằng, nuôi dưỡng các cánh
đồng trước khi ra biển lớn.
Nơi những dòng sông chảy
vào đất Việt, lạ thế, năm nào
mùa xuân cũng về sớm.
Những hành trình thật dài
Khám phá những vùng đất mới luôn
là điều thú vị với những người ưa xê
dịch, đặc biệt là giới trẻ. Có nhóm bạn
lập kế hoạch mỗi năm đón Tết ở một
vùng núi nào đó. Trong hành trình khám
phá và chinh phục những cung đường xa
xôi, tôi đã mê đắm các dòng sông. Mà
phải là thượng nguồn, nơi biên cương có
những người con chắc tay súng bảo vệ
bờ cõi đất nước. Nơi người dân một
nắng hai sương, vất vả mà rất đỗi yêu
đời. Ở đó, thiên nhiên ưu ái, cữ cuối
đông, nhiều loài hoa rừng đã bắt đầu nở,
báo hiệu mùa xuân no ấm. Thế nhưng,
bao giờ cũng vậy, các hành trình chẳng
bao giờ dễ dàng.
Chuyến khám phá nơi sông Đà chảy
vào đất Việt (năm 2009) vô cùng vất vả,
để lại trong chúng tôi biết bao ấn tượng.
Có đoạn đường người phải “cõng” xe
máy. Nay đường vào địa điểm đặt cột
mốc biên giới số 17, thuộc xã Kẻng Mỏ,
huyện Mường Tè (Lai Châu) đã bớt
nhọc nhằn, nhưng phải là những người
có sức khỏe mới chịu được “nhiệt”.
Sông Đà không lắm thác nhiều ghềnh
như trước. Những hình ảnh thác dữ
trong văn Nguyễn Tuân chỉ còn là kí ức.
Song ấn tượng thì không vơi. Biết bao
bạn trẻ gặp lại thượng nguồn sông như
gặp lại cố nhân, cứ miên man gửi cảm
xúc trôi cùng dòng nước lẫn màu sương
trắng bảng lảng cùng gió trời và tiếng
chim. Tiếng nước xô nhau tạo nên bản
nhạc êm đềm miền biên viễn. Bạn
Dương Văn Bình, cựu sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội tâm sự: “Mình
đã trải qua nhiều hành trình, trong đó,
những chuyến đi Mường Tè, khám phá
sông Đà là vất vả nhất. Từ thị xã Lai
Châu vào đến đây, chỉ chừng 260km, mà
sao gian nan thế!”
Gian nan là bởi họ đã trải qua các
cung đường lúc nào cũng muốn thử sức
bền của con người. Họ phải đối mặt với
rủi ro. Ấy thế mà có ai chùn bước đâu!
Bình thuộc nhóm “phượt bạn bè”,
chuyên khám phá thượng nguồn sông.
Mỗi năm, vào dịp Tết dương lịch, hoặc
sát Tết Nguyên đán, nhóm thường tổ
chức những chuyến đi. Năm thì ngược
dòng sông Chảy (huyện Si Ma Cai, tỉnh
Lào Cai). Có năm chinh phục “cung
đường lãng mạn” lên AMú Sung (huyện
Bát Xát) để khám phá nơi con sông
Hồng chảy vào đất Việt. Xuân 2015,
nhóm của Bình dự định chinh phục
thượng nguồn sông Chu (huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An). Hành trình của
mỗi chuyến ít là 500km, dài thì gần
1.000km. Bình cho biết, sở dĩ nhóm
“phượt bạn bè” tồn tại lâu là vì tập hợp
được những người ham đi và có cùng
niềm đam mê.
Đất thương đất nhớ
Chúng tôi có cả một kho tàng, mỗi
hành trình là một sự tích lũy đáng trân
trọng. Không tin, một lần bạn thử đón
xuân ở Lũng Pô, xã AMú Sung
(Bát Xát - Lào Cai) sẽ thấy. AMú Sung
cao hơn mặt nước biển 1.200m. Mảnh
đất này vẫn được coi là đỉnh mây, bởi
quá nửa thời gian trong năm là mây bao
phủ. Vào mùa đông, AMú Sung lạnh cắt
da, cắt thịt. Thế nhưng, người dân vẫn
bám rừng, bám ruộng nương. Họ đã làm
nên những mùa lúa chắc mẩy, mùa thảo
quả thơm tho và cuộc sống sung túc.
Dưới những tán rừng già, sao mà nhiều
suối và kênh rạch nhỏ. Bao con suối đã
trở thành điểm hẹn của gái trai, cả mùa
nương rẫy, mùa hội xuân. Nhiều người
từ những cuộc hẹn đã thành vợ
thành chồng.
Cuộc sống bên
sông Vàm Cỏ Đông