Table of Contents Table of Contents
Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

trên Paltalk hát nhạc của ông. Diễn đàn

có hơn 400 người tham dự, hát suốt hai

ngày đêm. Đến lượt tôi, tôi hát: “Có khi

mưa ngoài trời là giọt nước mắt em”.  Từ

khi nào đó, nhạc Trịnh Công Sơn trong

tôi đã trở thành thứ nhạc kí ức; loại kí ức

mà chính mình cũng không còn biết đã

từng có thật hay

không. Cái hay

của nhạc Trịnh

Công Sơn là ở

đó: nó cho phép

chúng ta tự tạo ra

kí ức từ những

khoảng không. Tôi nợ Trịnh Công Sơn

điều này. Tôi trở lại để cám

ơn ông.

Ai đó hỏi Paul McCartney, hay

Marvin Hamlisch, tôi không còn nhớ

nữa, là “nếu anh phải chọn 100 bản nhạc

để đem ra một hoang đảo thì anh sẽ chọn

những bản nào?”, Paul nói rằng có chọn

100 bản tuyệt vời nào đi nữa thì rồi mình

cũng chán. Không một cung điệu nào, dù

sâu thẳm hay rạo rực đến đâu, đủ để luôn

làm thỏa cơn khát của sự rung động và

mời gọi của ý chí muốn vươn tới tận

cùng tâm thức. Tôi lại lang thang...

Tôi cố gắng nhớ lại lối nào đã dẫn tôi

đến với Bossa Nova. Có lẽ là từ bộ phim

về người nhạc sĩ Samba tài hoa vắn số

Noel Rosa, hoặc có lẽ từ giọng ca tuyệt

vời của nàng Marisa Monte, hoặc do một

ngẫu nhiên trọn vẹn nào đó chẳng liên

quan, tôi đến và bị cuốn phăng vào trong

nó. Cái loại nhạc với thứ nhịp điệu thỉnh

thoảng như làm tim bạn lỡ một nhịp để

tiếng saxophone của Stan Getz chạm đến

nơi sâu thẳm nhất của những rạo rực ẩn

khuất trong lòng bạn. Cái nhịp điệu cứ

liên tục, liên tục cho đến khi bạn thấy

nghẹt thở. Và bài hát

Manha De

Carnaval

, bài hát trong phim

Black

Orpheus

. Bạn khó có thể

tìm thấy một bản nhạc

nào với sự giản đơn của

giai điệu mà ám ảnh đến

như thế. Nhiều ca sĩ đã

hát bài này nhưng có lẽ

người hát mà tôi thích

nhất là Elizet Cardoso. Giọng của bà như

một lời thì thầm đến từ thuở hoang sơ.

Tôi thích bài hát này đến nỗi cả mấy

tháng sau đó tôi không nghe bài nào

khác cả. Tôi thích nó đến nỗi đã mơ một

ngày đó khi không còn chuyện gì để làm

nữa tôi sẽ về bên Hồ Tây ngồi với cây

đàn accordion chỉ để chơi mỗi bản nhạc

này cho đến cuối đời: 

Chiều xuống nghe mênh mang nỗi

nhớ về

Giọng hát nghe thênh thang như là gió

Đừng rời xa em nhé!

Dù lòng nghe cay đắng nỗi u hoài

Dù bao nhớ nhung…

Kìa bóng chim cô đơn trong ráng

chiều

Và đám mây lang thang trên cánh

rừng

Dường như không biết đường về

Tìm nhau trong suốt cuộc đời

Cùng nhau đi hết lòng mình

Là ta đã sống…

Nằm hát giấc mơ hoang trên mái nhà

Lòng bỗng như cây non đang trổ lá...

(Lưu Hương viết lời Việt)

Từ Elizet Cardoso, Antonio Carlos

Jobim của Bossa Nova, tôi lần mò ra

người nghệ sĩ piano Cuba tài hoa, Bebo

Valdes. Và cũng chính ở đây tôi đã gặp

lại điệu nhạc đã bị lãng quên, hay lảng

tránh, lúc đầu đời: bolero.

Hơn ba mươi năm đã trôi qua. Trần

Văn Thủy viết đâu đó, “nếu đi hết biển,

qua các đại dương và các châu lục, đi

mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê

mình, về làng mình!”

Tôi đã về lại làng mình.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Cuộc hành trình bắt đầu từ đó và đã

đưa tôi đi rất xa, để rồi ba mươi năm

sau bỗng nhận ra mình trở lại chính

cái nơi mà mình đã rời bỏ.

Trần minh khôi