Table of Contents Table of Contents
Previous Page  68 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 68 / 92 Next Page
Page Background

68

N

ỗi nhớ ùa về trong tôi khi

chiều nay khi bắt gặp trên

đường làng xe hàng rong chất

đầy những đôi dép nhựa các

màu đỏ xanh sặc sỡ. Những đôi dép này

lâu lắm đã vắng mặt trong nhà vì giờ đây

trẻ con ít còn ưa chuộng, chúng thích đi

dép da, dép xốp, dép siêu nhẹ hay những

loại đắt tiền khác mà chẳng thiết tha với

loại dép rẻ tiền nhiều màu sắc và đượm

vẻ quê mùa ấy. Chiều nay, sắc màu của

nó làm ấm lên không gian lạnh giá và

đốt trong tôi nỗi nhớ về những ngày thơ

bé chỉ ao ước có được một đôi dép để

diện Tết.

Hồi nhỏ, Tết đến với một đứa trẻ như

tôi, ngoài quần áo mới thì không thể

thiếu được một đôi dép nhựa mới tinh để

khoe cùng chúng bạn. Những buổi chiều

đông u ám thật buồn tẻ, khi không phải

đến trường, tôi thường dỏng tai lên chờ

nghe tiếng rao: “Ai đổi dép đây…” vọng

về từ ngoài đường lớn của mấy cô hàng

dép. Đấy là tiếng rao có ma lực, nó mê

hoặc tôi khủng khiếp, đến nỗi dù đang

chơi ở đâu hay làm gì mà nghe thấy là

tôi phóng vội ra đường, rối rít vẫy gọi.

Thời ấy, chúng tôi thường tích cóp

những đôi dép nhựa cũ đứt để dành đổi

dép mới. Thông thường cứ phải 4 - 5 đôi

dép cũ và “các” thêm vài nghìn đồng

nữa thì mới đổi được một đôi dép mới.

Tôi hay hóng những cô hàng dép ở ngoài

đường để còn… khảo giá, khỏi lo bị

mua đắt.

Ngày thường, nếu dép đứt, bố tôi sẽ

hàn lại cho tôi bằng cách cắt một miếng

nhựa nhỏ ở một đôi dép hỏng khác rồi

dùng dao hơ nóng trên than đỏ đặt vào

chỗ đứt cùng miếng nhựa cho nóng chảy,

để hai miếng dính vào nhau, chờ nguội

là đi được. Có lần, vì đôi dép nhựa cũ

chưa đứt, mẹ nói Tết năm nay sẽ không

cần mua dép mới khiến tôi phụng phịu

dỗi hờn, đi học tôi cố tình lê dép quèn

quẹt trên đường sỏi cho chóng mòn và

khi nhảy dây, tôi xỏ cả dép nhảy cho

mau đứt. Chị tôi dù biết nhưng làm ngơ

mà bảo tôi chịu khó ngoan, giúp chị cạo

giang đan quạt và giúp bố nhặt nan tướp

bện chổi thì sẽ được mua hẳn cho đôi

dép mới tùy theo ý thích. Tôi mừng phát

điên vì biết rằng mình sắp có đôi dép

trong mơ, giống như cái Hiên, cái Huệ…

bọn nó có đôi dép này từ dạo trước, giờ

đã hơi mòn đế. Chắc chúng phải ghen tị

lắm khi tôi có dép mới diện Tết. Lời hứa

của chị biến tôi thành đứa ngoan ngoãn

lạ. Và rồi niềm ao ước của tôi cũng trở

thành hiện thực khi tiếng rao đổi dép từ

xa vọng lại, tôi chọn được đôi dép cỡ

vừa in bàn chân lại có màu hồng xinh

xắn như ý muốn. Chị tôi trả tiền xong cứ

cười tủm tỉm và không quên đe nếu tôi

không chăm ngoan chịu khó, chị sẽ lại

“tịch thu” đôi dép. Tôi sợ quá cất biến

vào tận đáy hòm vì lo nhỡ ra mình lười

biếng mà chị thu dép thật thì nguy to, cất

kĩ thế chắc gì chị đã tìm thấy. Nhiều lúc,

tôi muốn để dành đến Tết mới đem ra đi

cho mới mà ngặt nỗi, hôm nào bụng

cũng bảo dạ chỉ đi một buổi nay thôi cho

lũ bạn lác mắt vậy mà… lúc Tết đến đôi

dép đã mòn vẹt cả đế mất rồi.

Lâu lâu, gặp lại gánh hàng rong bán

dép nhựa, tôi lại giật mình như thể gặp

lại một người bạn thân sau nhiều ngày xa

cách. Hình như tôi đứng đó trong đám

trẻ đầu trần chân đất, mặt mũi nhọ nhem,

xúm xít quanh những đôi dép màu xanh

đỏ. Chúng đưa đôi chân trần gầy guộc và

lấm láp ướm vào những đôi dép nhựa

tinh khôi khiến người bán hàng cằn nhằn

bực bội… Tất cả đều thật rõ ràng và

sống động, tôi nghe thấy cả tiếng cười

reo sung sướng và hơi thở hít sâu trong

lồng ngực mùi nhựa mới của đứa trẻ vừa

được mua đôi dép màu hồng có cái nơ

xinh xinh diện Tết…

Thái Hương Liên

Ảnh minh họa

đôi dép nhựa

VTV

cảm xúc

Mùa xuân