Table of Contents Table of Contents
Previous Page  60 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 60 / 92 Next Page
Page Background

60

cảm thức phù tang

tôi muốn ghi lại cảm nghĩ

và nhận thức của mình

trong chuyến thăm Nhật

Bản vào mùa thu năm 2015.

Đảo quốc đầu tiên

ở Viễn Đông đón mặt trời

“Xứ sở Hoa Anh đào”, đó là cụm mĩ

từ được dùng để chỉ đất nước Nhật

Bản. Tuy nhiên, do xuất hiện thường

xuyên trên đài, báo, cho nên nó dễ trở

nên khuôn sáo. Tác giả bài này muốn

dùng một mĩ từ khác, ít gặp hơn, cũng

để chỉ “đất nước Mặt trời mọc”:

Nhật hoàng! Nhật hoàng!

Trên ngai vàng chễm chệ

Uất hận của Phù Tang

Đã vang cùng sóng bể!

Đó là khổ đầu bài thơ do Tố

Hữu sáng tác tháng 5/1938, khi ông

mới 18 tuổi. Bài thơ miêu tả cảnh

những người mẹ, người vợ trẻ ở

Tokyo (Đông Kinh) nằm ngang

đường sắt, chặn đoàn tàu đang rúc

còi, sắp lăn bánh, chở binh lính Nhật

đi xâm lấn các nước châu Á khác.

Cố nhiên, nước Nhật năm 1938

khác hẳn nước Nhật năm 2015, khi lần

đầu tiên tôi đến thăm nước này. Nhật

Bản trước kia là một thế lực quân phiệt

tàn bạo, câu kết với chủ nghĩa phát -xít

Đức, Ý, gây ra biết bao đau khổ cho

các dân tộc khác, kể cả Việt Nam. Còn

hôm nay, Nhật Bản là một nước yêu

chuộng hòa bình, đối tác chiến lược

toàn diện của nước ta.

Nhưng tại sao đất nước này lại có

cái tên Phù Tang? Phù Tang (

扶桑

) là

một loại cây dâu rỗng lòng. Theo truyền

thuyết, đó là nơi thần Mặt trời nghỉ

chân trước khi cưỡi xe lửa bay ngang

qua bầu trời từ

Đông

 sang

Tây

. Do đó,

Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ

nơi Mặt trời mọc. Tên nước Nhật

Bản viết theo chữ Hán [

日本

] có nghĩa

là “gốc của

Mặt trời

”. Nhiều danh họa

cho rằng, trong số quốc kì các nước, thì

quốc kì Nhật Bản giản dị nhất, chỉ có

hai màu trắng - đỏ, thể hiện biểu tượng

Mặt trời mọc.

Quốc kì bộc lộ gu thẩm mĩ của

người Nhật: không ưa sự

rườm

rà, sặc sỡ. Cái gu tinh tế ấy biểu hiện

qua kiến trúc các ngôi chùa cổ xưa ở

Kyoto cũng như sân bay hiện đại ở

Osaka, qua kiểu dáng, màu sắc một

chiếc TV, một cái ô -tô, một cái đồng

hồ đeo tay hay qua một bức tranh khắc

gỗ, một vần thơ haiku - một loại thơ

“tam tuyệt” - như trong bài

Hạt sương

:

Ôi những hạt sương

Trân châu từng hạt

Hiện hình cố hương.

Và trong bài

Nụ hôn:

Bình mẫu đơn

Trên nụ hoa trắng

Một dấu môi hôn.

Hay trong bài

Trống không:

Hộp thư trống không

Khi về, tôi hái

Hoa dại trên đường.

Nhiều dân tộc khác coi trà như một

thức uống bình thường, cũng như Coca

Cola hay cà phê vậy thôi. Nhưng, người

Nhật lại xây dựng nên một nghệ thuật

thưởng trà đạt tới mức “đạo”, nghĩa là

gần như một thứ tôn giáo giúp thanh

lọc tâm hồn, với bốn nguyên tắc:

Hòa, Kính, Thanh, Tịch

(

和 - 敬 -

清 - 寂

).

Được lời

như cởi tấm lòng…

Tôi đã may mắn được thăm 21

nước và vùng lãnh thổ, trong đó có

một số nơi ở châu Á như Trung

Quốc, Hàn Quốc, nhưng chưa

lần nào được đặt chân tới mảnh

đất Phù Tang! Thế rồi, một hôm tôi

nhận được bức thư điện tử:

“…

Chúng tôi biết ông, một nhà báo

khoa học có tiếng từ Việt Nam, đang dự

định viết một số bài tường thuật trên

báo chí Việt Nam về các hoạt động

khoa học và văn hóa ở Nhật Bản. Điều

đó khích lệ chúng tôi giới thiệu với ông

những bước tiến trong lĩnh vực nghiên

cứu đầy hứng thú về vật chất quark, và

đó cũng là điều sẽ góp phần làm sâu

sắc thêm mối tình hữu nghị giữa Việt

Nam và Nhật Bản.

Tác giả thăm chùa Thanh Thủy ở cố đô Kyoto

VTV

cảm xúc

Mùa xuân