Table of Contents Table of Contents
Previous Page  56 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 56 / 92 Next Page
Page Background

56

VTV

cảm xúc

Mùa xuân

T

ôi may mắn có mặt cùng đoàn

công tác số 1 của TP. Hồ Chí Minh

trong chuyến đến thăm, làm việc

tại 10 đảo, điểm đảo và 2 nhà giàn DK1

thuộc quần đảo Trường Sa vào giữa tháng

Tư năm 2013,. Lần đầu tiên được tham

gia hành trình đến với Trường Sa thân

yêu, tôi không khỏi hồi hộp và có phần lo

lắng. Vốn sinh ra ở miền núi, nỗi sợ sông

nước cố hữu khiến tôi luôn mang trong

lòng mối nghi ngại về sự an toàn. Nhưng

chuyến đi này mang một ý nghĩa lớn đối

với những người cầm bút trẻ, không thể

vì những nỗi sợ hãi mơ hồ mà nhụt đi ý

chí. Đã nhủ lòng như vậy, nên khi chiếc

cầu nối liền sân cảng Cát Lái với con tàu

HQ 960 được nhấc ra khỏi thành tàu, tôi

không yếu đuối nức nở như một vài thành

viên nữ cùng đoàn.

Hồi còi tạm biệt đất liền như một

khúc nhạc dạo hùng tráng dội thẳng vào

ngực, con tàu quay mũi hướng về phía

biển Đông, hình bóng những người đi tiễn

đoàn trên sân cảng nhỏ dần, nhỏ dần rồi

mờ hẳn. Đi dọc hành lang, chui qua một

cánh cửa sắt nặng nề xuống khoang tàu để

tìm phòng. Tên đại biểu được dán ngay ở

cửa, tôi nhìn qua: phòng có 4 ca sĩ, thêm

chị Phạm Dương Mỹ Thu Huyền (Giám

đốc Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh) và tôi từ

Hà Nội vào, vậy là 6 người ở chung căn

phòng bé xíu của thủy thủ trưởng. Nhìn

thấy tôi, cô bé trẻ nhất gọi: “Chị ơi, chị vô

đi” rồi nhanh nhẹn thu xếp những chiếc

va li cồng kềnh, túi xách và máy tính, máy

ảnh rất gọn gàng. Vừa làm cô vừa nói tiếp:

“Em với chị Mai (ca sĩ Lê Như Ngọc Mai)

nằm dưới sàn, bốn chị nằm hai ghế với hai

giường tầng nghe. Chịu khó chật chội một

chút, mình nằm đây là thủy thủ phòng này

phải nằm trên boong ngủ để nhường chỗ

đó.” Xếp đồ xong, cô bé lấy ấm điện đun

nước nóng pha trà gừng mời mọi người

uống bằng được: “Các chị ráng uống chút

đi, trà gừng chống say sóng tốt lắm đó.”

Uống hết cốc trà, cô lục tìm ipad, nhét tai

nghe vào tai lẩm nhẩm học lời bài hát,

đôi mắt to có hàng mi cong rợp lim dim

khép lại.

Tàu ra tới vùng biển khi trời đã tối,

đêm giao lưu văn nghệ đầu tiên trong

hành trình được tổ chức ngay trên boong

tàu, trong ánh trăng thượng tuần mờ ảo và

tiếng sóng vỗ dưới thân tàu. Sau bữa cơm

tối được nấu theo tiêu chuẩn đặc biệt dành

cho thủy thủ, các ca sĩ phải nhanh chóng

“làm mặt” (từ dùng để chỉ việc hóa trang

trước khi lên sân khấu) và chuẩn bị trang

phục cho kịp giờ biểu diễn. Cả phòng đã

kịp biết tên nhau, cô bé trẻ nhất là Đồng

Trần Ngọc Khánh, sinh năm 1991. Dù trẻ

nhất phòng (và cũng là người ít tuổi nhất

đoàn công tác) nhưng đây là lần thứ ba

Khánh ra Trường Sa, vì vậy cô bé đã có

kinh nghiệm ứng phó với sóng gió, điều

kiện ăn ở thiếu tiện nghi. Đêm nhạc diễn

ra ngay trên boong tàu không có phông

nền, chỉ hai bóng đèn công suất lớn chiếu

thẳng xuống khoảng không gian tạm

Những tiếng hát bay

trên đầu ngọn sóng

Ca sĩ Ngọc Khánh biểu diễn trên boong tàu

Ca sĩ Nguyên Vũ chụp ảnh cùng các chiến sĩ

Ca sĩ Ngọc Mai trong buổi giao lưu văn nghệ

Ngọc Mai và Nguyên Vũ

giúp các chiến sĩ làm bếp trên tàu