Xuân Đinh Dậu 2017
71
được trưng ra để chụp chán rồi lại quay, quay xong
lại “úp” (tải lên) lên phây (Facebook). Tôi cũng chụp
ảnh kỉ niệm và cũng thấy mình oai hùng như một
chiến binh bất bại khi học đòi chụp kỉ niệm một tấm
ảnh bên thi thể con vật ở cánh rừng cách quê tôi ngót
nửa vòng trái đất. Chả liên quan!
Nhưng, như có một luồng điện, như có sự sắp đặt
của thiên thần hoặc ác quỷ, như là số phận. Trong
tích tắc. Tôi điếng người. Ngơ ngẩn. Cặp mắt xanh
như miếng ngọc bích của con vật tội nghiệp. Mắt nó
xanh kì lạ lắm, không như mắt mèo, chẳng như màu
trứng chim sáo, cũng không giống hồ Nam-sto xanh
thẫm huyền thoại của Tây Tạng. Nó là một màu xanh
rạn vỡ, xanh thăm thẳm như Thái Bình Dương ở chỗ
thật sâu, xanh như hòn bi ve vừa ra khỏi lò luyện
thủy tinh. Con sơn dương đầu bò giương cặp mắt
xanh rợp mi đen, dài và cứng nhìn chúng tôi. Cái
nhìn vô hồn tuyệt vọng. Cặp mắt như viên bi ve xanh
rạn vỡ của nó trôi đi, cứ trôi mãi về phía trán nó. Như
dòng chảy của hàng nghìn cặp mắt xanh đang trôi
dần dà.
Gã da trắng mặc quần sooc đội mũ chào mào
kiêu hãnh rút súng ngắn ở thắt lưng, nhằm thẳng
đỉnh đầu con vật dường như đã chết kia: xiết cò! Phát
đạn nhân đạo cũng không làm con vật giãy thêm
được cái nào. Gã nhìn tôi tinh tướng. Gã bảo, nếu nó
chưa chết hẳn, có thể ai đó trong chúng ta sẽ phải
chết. Con vật vẫn hực hờ khe khẽ. Mắt nó vẫn mở,
hàng trăm hòn bi ve vẫn trôi lên phía trán. Trán nó
sứt sẹo lồi lõm lởm chởm. Vẻ như rêu mốc, vẻ như
xương và da nó đã hóa thạch trên đỉnh đầu. Sơn
dương nó nhìn tôi như oán thán. Linh hồn nó dường
như vẫn chưa thoát khỏi xác phàm kia. Tôi cúi sát
xuống cỏ, nhìn vào đôi mắt ấy. Cỏ cháy, gai chằng
chịt bốn bề. Trông nó khắc khổ như cây cỏ trên
hoang mạc này vậy.
Mắt con vật vẫn trân trối nhìn tôi, nó xanh như
một miếng ngọc bích. Hàng lông mi rợp kín. Sơn
dương đầu bò to khổng lồ, nó đã chết không nhắm
được mắt. Bùn đất khô quánh bao quanh cơ thể
nóng rực của nó đang rạn vỡ rơi ra như lớp áo giáp.
Tôi đứng góc nào thì đôi mắt to và đầy oán thán đó
cũng như ngước theo nhìn. Tôi thấy mồ hôi mình chảy
lạnh buốt dọc sống lưng.
Thuê gái điếm đi săn tê giác
Có đêm mất ngủ và nhớ những cánh rừng cỏ
savan lúp xúp, rồi từng đàn thú thung thăng như tiên
cảnh và bấy giờ, tôi hay vấp phải nỗi ân hận cứ xô
vào xô ra như sóng biển. Rằng, mình là người hoạt
động bảo vệ môi trường, đôi lúc là một điển hình tiên
tiến, như một đại sứ của rừng giữa biển người nhiều
tham sân si này, sao nỡ thực hiện hoàn hảo một
chuyến tàn sát động vật rừng dữ
dằn, khốc liệt và tận thấy người
ta ăn gan uống máu thú quý
theo đúng nghĩa đen như thế
nhỉ? Tất nhiên, đến tận bây giờ
và ngay tại thời điểm “đầu
quân” vào toán thợ săn trọc phú
ấy, tôi vẫn ngụy biện rằng, mình
đang thực thi nhiệm vụ được nhà
nước giao phó đấy chứ. Không
nhảy xuống nước làm sao bắt
được cá. Thậm chí, hôm đó, để
làm tròn vai diễn, các đối tượng
tặng cao sư tử và cao hổ cốt (hổ ở châu Phi không có
sự phân bố tự nhiên, nhưng họ nuôi, cho sinh sản
bầy đàn rồi mở cũi thả vào rừng cho thợ săn đi chơi
trò “mèo vờn chuột”), chúng tôi cũng không dám từ
chối. Cũng cảm ơn và cất giữ cẩn thận, cũng xuýt
xoa tỏ vẻ tâm đắc sung sướng. Tất nhiên, ngay sau
buổi ấy, chúng tôi đã nộp lại toàn bộ tang vật này
cho cảnh sát và kiểm lâm sở tại. Ngụy biện nữa, tôi
có xiết cò giết thú đâu. Tôi chỉ đi để chứng kiến và trải
nghiệm ấy sẽ kết tinh trong các bản kiến nghị về sau
này, tức là tôi đang làm việc tốt cho động vật. Tôi làm
vậy, là lấy cái chết của con vật này để mở mắt cho
những người đang sống, cứu hàng nghìn hàng vạn
con vật khác. Vả lại, dù tôi không giết thú, không
theo đoàn săn ác kia, thì thú vẫn đều đặn bị giết: tê
giác, voi, sư tử, hổ, báo. Mỗi ngày trôi qua, đều đặn
bao năm qua, có 8 con tê giác châu Phi bị sát hại. Số
voi bị hạ sát cưa ngà bán xuyên lục địa còn nhiều
hơn thế. Thậm chí, người châu Phi, suốt bao năm vẫn
có dịch vụ bắn thú hoang và mang mẫu vật về làm
“chiến công trưng bày”. Họ thu siêu lợi nhuận, khi thợ
săn phải bỏ hàng chục nghìn đô la ra để “được” bắn
một con tê giác, con voi hay con hổ. Nhiều người Việt
Nam trưng bày sừng tê giác hay “nguyên con” sư tử
nhồi tiêu bản trong nhà mà vẫn có giấy tờ chứng
minh nguồn gốc, vẫn tự hào nó là mẫu vật đích tay
họ bắn ở châu Phi, được mang hợp pháp về Việt
Nam, là vì thế.
Trước giờ vào cuộc săn, tôi đã nhiều lần hỏi
những người bạn da trắng và da đen ở Nam Phi,
rằng khu bảo tồn tư nhân đó có được bắn thú
không? Họ đều xác nhận là có, có giấy phép nuôi và
có quyền bắn. Tôi nghi ngờ câu trả lời
dạng này. Mặc kệ, họ có cả kho súng,
cả đoàn xe địa hình và có cả hệ thống
người phục vụ thú săn bắn quái đản của
người châu Mỹ, châu Âu và đặc biệt là
châu Á. Lợi dụng chính sách cho nộp
tiền để bắn tê giác hợp pháp, người Việt
tính rất nhanh. Nộp hơn 10 nghìn đô
được bắn một con, đem mẫu vật về
“trưng bày” rồi mài ra uống, hoặc lén
bán nó đi, có khi giá được thổi lên tới 50
nghìn đô/chiếc. Lãi nào bằng. Đến lúc quá nửa tội
phạm bắn tê giác ở Nam Phi là người châu Á, thì
người nước bạn bèn cấm
người Việt Nam được ghi
tên vào cuộc săn bắn dạng
trên. Bí quá, các chàng cao
bồi hám tiền bèn qua Thái
Lan “vui vẻ” với gái ở phố
đèn đỏ, rồi rủ các nàng du
hí Nam Phi một chuyến, gọi
là “du lịch tuần trăng mật”.
Nàng nào cũng mắt sáng
lên, sang đó lại được tiệc
đứng giữa rừng, lại bắn
toàn những con vật khổng
lồ đẹp đẽ. Cụm từ “thuê gái điếm đi bắn tê giác” đã
có trong nhiều bản báo cáo thống thiết, đã trở thành
nỗi ám ảnh với quá nhiều nhà bảo tồn Nam Phi.
Nghề “nuôi” thú lớn
cho thiên hạ bắn giết
Các mánh khóe của con buôn thì báo chí đã điều
tra và công bố những điều khủng khiếp rồi. Trong
khu bảo tồn tư nhân có các anh và các chị da đen
hiền lành mà chúng tôi thâm nhập, người ta kiếm
được nhiều tiền hơn từ nhờ các mánh tìm kiếm, nuôi
dưỡng hoặc mua gom động vật về cho thiên hạ bắn.
Gã da trắng say mê súng ống phục vụ khách săn thì
khoe, đang yêu một “em” da đen, kiêm thêm em da
trắng tình cũ, đang ngấp nghé một em người châu Á
sang du học. Thế là đủ màu da và đủ quốc tịch.
Nhiều gã người Việt thì cũng là con nhà “trâm anh
thế phiệt” lưu lạc xứ này.
Chúng tôi vào khu vực nuôi hổ, nuôi sư tử cho sinh
sản. Tưởng kiêu hãnh và kĩ tính, cầu kì thế nào, hóa
ra Ông Ba Mươi và Chúa Sơn Lâm đều rất xuề xòa
ăn ở, lại giao cấu lung tung, con cái thì đẻ cả đàn
bốn năm đứa lóc nhóc. Mấy anh chị hổ mang từ
châu lục khác sang châu Phi, nhốt gần những người
bạn lớn bản địa là sư tử. Bọn hổ và sư tử con chơi
chung với nhau, con nào con đó bé xíu và hiền khô
như mèo. Người làm công cho safari ấy là một gã da
đen vui tính: “Hổ này nhốt lâu quá, lúc mở cửa
chuồng nó cũng chả thèm chạy. Nhưng lúc nó cáu
tiết lên thì cũng hăng lắm. Có ông săn cả ngày không
bắn được con hổ. Săn mãi không hạ sát được hổ,
ông ta cáu tiết không trả tiền hơn 10 nghìn đô “dịch
vụ giết thú” cho chúng tôi. Từ bấy, trước lúc thả hổ ra
cho người ta đuổi bắn, chúng tôi cứ chắc ăn: tiêm cho
ông cọp một mũi thuốc mê nhẹ. Cứ độ hai tiếng sau
là bắn trượt bắn trúng thì ngài cũng lăn vào bụi cây
ngủ vùi. Muốn bắn giết kiểu gì thì tùy!”.
Với nhóm người gốc Việt kinh doanh rừng và thú
rừng ở châu Phi thì họ sướng nhất là việc cánh người
Mỹ, châu Âu thường không quan tâm đến “chiến lợi
phẩm”. Chẳng lấy sừng tê giác, chẳng biết cao hổ
cao sư tử là gì, ngay cả việc trưng bày da hổ da sư
tử họ cũng chẳng cần, họ còn bảo trưng
bày ngà voi là thứ nghệ thuật mông muội.
Tất nhiên, việc xiết cò giết những con vật vô
tội một cách khoái trá và mông muội của
họ thì họ lại không thấy dã man gì cả. Một
gã người Việt khoe: “Đem các sản phẩm
động vật hoang dã về Việt Nam thì sẽ bị
thu giữ và xử lí. Nhưng nấu cao rồi thì
mang về Việt Nam không mấy khó khăn.
Qua hải quan Nam Phi, hỏi: “Đây là gì”,
đáp: “Jelly” (tức là thạch để ăn, như kiểu
thạch rau câu). Mấy chàng da trắng, da
đen “lớ ngớ toàn tập” trước các thứ cao
quái quỷ và phủ bóng đủ thứ huyền thoại
kia. Họ bảo, ừ “jelly”, nhưng sao thạch để
ăn mà chúng nó giữ kĩ, cuốn kĩ, quý hóa
thế nhỉ. Chắc người Việt Nam coi thạch là
món quốc hồn quốc túy. Họ không biết
rằng giá chợ đen ở Việt Nam, hàng trăm
triệu một cân “thạch” (cao hổ) đó.
Tôi đã cùng lực lượng an ninh lượn trực thăng đi
tuần nhiều lần, chứng kiến hàng loạt tê giác bị giết,
máu chúng đổ đỏ lòm trảng cát bên bờ suối vùng
biên giới Mozambique, Nam Phi. Kẻ săn trộm đi trực
thăng, mang cả súng máy, chúng được huấn luyện
như các chiến binh trong các “doanh trại bí mật”.
Thật khó hình dung. Song có một điều dễ hiểu, rằng
đôi khi người chết mở mắt cho người đang sống, đôi
khi cái chết của bầy thú hoang hôm nay lại có tác
dụng cứu sống nhiều cá thể, nhiều loài thú khác. Bạn
tôi trở về từ chuyến đi săn tai quái ấy, anh đã cùng
tôi được mời đến gặp Hoàng tử William để nói về
khát vọng bảo tồn động vật, anh cũng được ban tổ
chức mời đối thoại với Richard Branson, nhà tỉ phú
lừng danh thế giới để nói về giá trị thức tỉnh và gột
rửa nhân loại của thiên nhiên hoang dã. Tôi muốn
nói, ở góc độ nào đó, dù là ngụy biện thôi, thì cần
làm gì đó đích thực hơn, để bi kịch chết chóc của đàn
thú vô tội trong buổi chiều châu Phi lộng gió ấy vẫn
có một giá trị thức tỉnh.
Có phải đó là niềm an ủi cuối cùng của chú sơn
dương đầu bò dài gần ba mét, ròng ròng máu đỏ khi
bị treo lên bằng sợi xích sắt to đoành rồi lột da nướng
tùng xẻo kia không? Hoàng hôn hôm ấy nhuộm thắm
chân trời, máu thú loang đỏ ối trong ráng chiều, nó
ruộm cả miền kí ức của tôi từ bấy.
Con sơn dương
đầu bò lớn bị sát
hại và họ dựng
súng bên cạnh để
chụp ảnh tự sướng
Xương sọ thú
hoang rải dọc lối đi
Con thú tội nghiệp bị xả
thịt lột da ngay sau đó
Người ta bảo rằng: vạn sự ở đời, mắt có
thấy thì lòng mới đau. Rất khó để bảo ai
đó bị ám ảnh về máu hoang thú đổ ra
trên các trảng cỏ châu Phi, rất khó để ai
đó hiểu được nỗi ân hận trồi thụt như sóng
biển trong tôi kể từ ngày thấy súng nổ,
cặp sừng sơn dương đầu bò gục goặc
giãy chết, rồi cặp mắt xanh trong như
miếng ngọc bích vừa ảo mộng vừa ma
quái, vừa oán thán và vô sự ra đi kia…