Xuân Đinh Dậu 2017
74
Mặt hố nước đang yên ả, bỗng dưng phồng lên như một quả bóng được thổi căng
Iceland là một quốc đảo Bắc Âu
giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng
Dương, được mệnh danh là đất nước
của sông băng và núi lửa, hay gọi
một cách hình ảnh là “mặt băng, dạ
lửa”. Với địahình núi đá và nhiều nơi
núi lửa vẫn hoạt động, Iceland có
đặc sản nổi tiếng thế giới là dung
nham, sông băng và các mạch nước
ngầm phun trào (Geysir).
G
eysir là một từ trong tiếng Iceland cổ
(Geysa nghĩa là phun trào) dùng để
chỉ các mạch nước phun trào ở
Iceland. The Great Geysir (Mạch nước
Lớn), là một điểm hấp dẫn hàng đầu của Iceland,
đồng thời là một phần đáng đi nhất trong tour
Vòng tròn Vàng trên đất nước này. Geysir Lớn
nằm cách núi lửa Hekla khoảng 50km, khi phun
trào nó có thể làm bùng lên cột nước cao khoảng
6 - 8 chục mét.
Lái xe từ thủ đô Reykjavík đi về phía Nam chừng
khoảng 1h40 phút, qua những đèo dốc của vùng
đất núi lửa từ xa xưa với những vết nứt tàn dư của
núi lửa cũ để lại, con đường chạy dài quanh co sẽ
đưa ta đến khu vực nước nóng Geysir, nằm trong
thung lũng Haukadalur, dưới chân đồi Laugarfjall.
Ở đây có một nhà hàng lớn, chúng ta có thể
vào đó nghỉ ngơi, thư giãn và mua vài đồ ăn nhẹ
hoặc nước uống. Và ngay từ đây, bạn đã có thể
cảm nhận mùi vị của mạch nước ngầm lừng danh
này. Mùi lưu huỳnh nồng nặc lan toả, mặt đất
khắp nơi đều bốc khói nghi ngút như có nhiều nồi
nước đang đun sôi ở mọi ngóc ngách. Có những
hố nước nóng tới 100 độ, sôi sùng sục như nồi
bánh chưng nên tốt nhất không nên đứng quá gần.
Nơi thu hút đông lữ khách nhất là chỗ thường
xuyên có cột nước phụt cao nhất thế giới. Chờ đợi
nước phụt là một sự háo hức, hồi hộp rất thú vị.
Mặt hố nước đang yên ả bỗng dưng phồng dần
lên như một quả bóng được bơm căng, đó là dấu
hiệu cho thấy sắp có đợt phun trào. Khi quả bóng
nước căng tròn bắt đầu vỡ, nước sẽ phụt lên, cao
thấp tuỳ đợt, trong tiếng reo hò phấn khích của du
khách. Hơi nước toả mịt mù như sương như khói,
quấn quít cơ thể tạo một cảm giác vô cùng thư thái,
dễ chịu. Nghe nói, những chỗ có hơi nước như thế
thường giàu ion âm, rất có lợi cho sức khoẻ.
Geysir Lớn là mỏ nước phun đầu tiên được ghi
nhận trong văn tự ở xứ Băng đảo, nó đã hoạt
động cách đây hàng nghìn năm. Lần phun trào
đầu tiên được ghi lại là vào năm 1294, khi các trận
động đất làm biến dạng địa hình và tạo ra một số
nguồn nước nóng (geysir), sự hoạt động của các
geysir phụ thuộc rất nhiều vào động đất. Năm
1630, các geysir bùng phát nhiều đến mức cả vùng
đất xung quanh rung chuyển như dưới bước chân
nện của người khổng lồ. Nhưng sau đó, nó hầu
như ngủ yên suốt mấy thế kỉ. Đến cuối thế kỉ 19
đầu thế kỉ 20, nó lại bừng thức vì động đất. Nhưng
rồi nó lại ngưng hoạt động từ năm 1916 và chỉ cựa
mình một lần vào năm 1935 để sau đó lại chìm
vào giấc ngủ. Một trong những nguyên nhân của
sự tạm ngưng này được giải thích là do những hòn
đá và những vật ngoại lai mà hàng vạn khách du
lịch ném vào đó năm này qua năm khác. Rất may
giờ đây nó lại bừng thức, hình như một phần cũng
lại do tác động của con người.
Niềm háo hức thú vị khi đến nơi đây chính là
chờ đợi cột nước phun trào nhưng mạch nước này
xem ra cũng khá đỏng đảnh, không phải lúc nào
cũng chiều lòng khách phương xa. Nhiều khi sau một
hồi chờ đợi háo hức, phấp phỏng, nước chỉ phụt lên
vài chục mét, nhưng cũng có khi sự chờ đợi kiên nhẫn
được đền bù bằng những cột nước phun trào đến
gần trăm mét. Những lúc đó thì không khí thực sự như
hội, mọi người hò reo phấn khích và lại đủ hào hứng
cùng năng lượng để chờ phục màn bắn nước tiếp
theo. Cách đó chỉ 100m về phía Nam cũng có một
mạch nước nữa khá lớn được gọi là Strokur, cứ
khoảng 10 - 15 phút lại bắn lên cột nước cao tầm
30m nên bạn không cần phải chờ đợi quá lâu.
Chếch phía Tây có ngọn đồi Laugarfjall là điểm
quan sát lí tưởng để có thể nhìn toàn cảnh cả khu
công viên địa chất với nhiều điều độc đáo: suối
nước nóng, lạnh, ấm, các hố bốc hơi nước lao
xao rì rào, các hố bùn sulfur màu mè khác
thường, cây cối thời tiền sử… Từ trên sườn núi nhìn
ngắm và chụp hình toàn cảnh khu mạch nước với
cột nước cao thỉnh thoảng phụt lên trắng xoá nom
rất ấn tượng.
Được biết, vua Đan Mạch Christian IX đã từng
tới thăm nơi này vào năm 1874. Trong lúc leo lên
ngọn đồi này, nhà Vua có ngồi nghỉ đợi chủ nhà
luộc trứng trong suối nước nóng. Sau đó, những
tảng đá mà nhà Vua dựa lưng ngồi đợi được đặt
tên là The King’s Stones (Những tảng đá của Vua).
* * *
Đi thăm và chụp hình các mạch nước phun trào
ở đây là một niềm háo hức bất tận, mỗi mùa một
vẻ đẹp long lanh riêng có.
Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi này vào mùa đông
để cảm nhận sự thú vị khi cột nước nóng phun trào
giữa xung quanh tuyết phủ trắng.
Điều kì thú ở miền đất
“mặt băng dạ lửa”
Bài và ảnh:
Tuyết Nga
Hố nước nóng với nhiệt độ 100 o C, sôi sùng sục
Toàn cảnh của khu vực Geysir nhìn từ trên núi
Hiện nay, cùng với vài mạch nước khác ở
Yellowston (Mỹ) và New Zealand, Geysir Lớn là
một trong vài mạch nước phun lớn nhất thế giới.
Nơi đây có những hố nước sôi, hố bùn và mạch
nước phun. Cột nước lớn phun trào cao khoảng
từ 60 - 80 mét, rộng 18m vào không khí, cũng
có khi cột nước phun cao hơn 100 mét, cứ
khoảng 10 - 15 phút nước lại phun trào một lần.