Previous Page  60 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 60 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

60

Toàn cảnh đảo Padar

C

huyến bay chiều từ Bali của hãng NAM

Air đưa tôi và các bạn đồng hành đến

với phố biển Labuan Bajo nằm ở cực

Tây đảo Flores, cửa ngõ chính dẫn tới

“nhà” của rồng Komodo. Từ đây, nếu muốn đến

với vườn quốc gia Komodo, bạn chỉ có hai lựa

chọn: Hoặc đặt tour của các đại lí du lịch nằm chi

chít dọc theo phố chính, hoặc là liên hệ để thuê

riêng tàu gỗ của ngư dân để lên đảo. Có nhiều

lựa chọn tour, tùy thuộc vào việc bạn muốn “gặp”

rồng bao nhiêu lâu, ghé ngang tạt dọc những nơi

nào, ngắm sao trời trên biển mấy đêm...

Sau khi cân nhắc kĩ, cuối cùng chúng tôi đặt tour

trong ngày của một đại lí nằm gần bến cảng, khởi

hành từ tinh mơ và trở về khi tối mịt. Tàu của chúng

tôi vốn là tàu đánh cá được cải tạo lại, bằng gỗ

sơn trắng và chỉ có một tầng, sức chứa khoảng 20

người với những tiện nghi cơ bản nhất. Không đủ

chỗ nên nhóm chúng tôi kê ghế gỗ ngồi gần mũi

tàu, hồi hộp nhìn tàu luồn lách qua hàng hàng lối

lối những chiếc tàu du lịch to nhỏ lớn bé xếp chật

bến cảng Labuan Bajo để tìm đường ra khơi.

Chuyện xứ rồng

Sau hai tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển,

Padar là hòn đảo đầu tiên thuộc vườn quốc gia

Komodo mà chúng tôi đặt chân đến. Nghe kể, đầu

thế kỉ 20, lũ rồng vẫn còn phóng ầm ầm qua

những đồng cỏ rộng lớn trải khắp các sườn đồi,

nhưng rồi vì một lí do nào đó, số lượng hươu nai -

con mồi ưa thích của chúng - bỗng sụt giảm nghiêm

trọng. Cạn kiệt thức ăn, năm 1975 là lần cuối cùng

người ta nhìn thấy một con rồng trên đảo. Không

còn là đảo rồng nhưng Padar vẫn xuất hiện trong

lịch trình của tất cả các tour một ngày bởi cảnh

quan nhìn từ đỉnh đồi phía Tây đảo vô cùng

khoáng đạt. Chúng tôi men theo đường mòn, hì

hục leo lên những sườn đồi cằn khô sỏi đá. Lên đến

đỉnh quay đầu nhìn lại, đảo Padar cong như vành

sứ vỡ, phần đuôi nhấp nhô vươn mãi ra khơi, đối

lập với mặt đất cằn cỗi là bầu trời cao xanh bồng

bềnh những đụn mây, xa xa phía dưới, sóng biển

vẫn dội vào bờ đá từng lớp bọt trắng xóa. Toàn

cảnh biển đảo mở ra đẹp sững sờ. Hai bạn hướng

dẫn viên phải vất vả thổi còi mấy lần mới tập hợp

đủ các thành viên quay lại tàu để hướng đến đảo

chính Komodo.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa, có một nữ

chúa sống trên đảo Komodo, người ta gọi nàng là

Putri Naga hay Nữ chúa Rồng. Nàng kết duyên

cùng chàng Majo và sinh ra hai đứa trẻ: một cậu

bé tên Si Gerong và một cô rồng tên Orah. Si

Gerong được nuôi lớn giữa thế giới loài người, còn

Orah được gửi vào rừng sâu sống với bầy rồng,

chúng hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của đối

phương. Nhiều năm sau, một ngày nọ, chàng Si

Gerong bắn chết một con nai khi đi săn trong rừng.

Đương lúc chàng lùi lại để ngắm nghía thành quả

thì một con rồng từ bụi rậm xông ra cướp mất xác

nai. Chàng cố lùa theo để giành lại nhưng phải

chùn tay trước hàm răng sắc nhọn của con rồng,

đành cam chịu thất bại. Chàng thề sẽ giết chết con

rồng đó để giải mối nhục, bất ngờ Nữ chúa Rồng

hiện ra khuyên nhủ: “Đừng giết, nó là em gái con

đấy. Hai đứa là song sinh, máu mủ ruột rà của mẹ,

hãy đối xử bình đẳng và tha thứ cho em nó”.

Có lẽ đã có một thời con người và loài rồng

Komodo đã từng chung sống hòa bình với nhau

như trong truyền thuyết. Nhưng hiện nay, do sự

xâm lấn của con người, chúng chỉ còn hơn 3.000

cá thể, sinh sống tập trung ở đảo Komodo và đảo

Rinca, chỉ có một số ít ở bờ Bắc đảo Flores và đảo

Gili Motang gần đó. Khu vực này được quy hoạch

thành vườn quốc gia Komodo và năm 1991 đã

được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Từ

đảo Padar, tàu chạy thêm một tiếng rưỡi mới đến

được cầu tàu dẫn lên đảo Komodo. Hai bạn hướng

dẫn viên đưa chúng tôi đến văn phòng của ban

quản lí vườn quốc gia và bàn giao lại cho đội ngũ

nhân viên. Mức vé tham quan là 225 nghìn rupiah

mỗi người đối với khách nước ngoài, 15 nghìn

rupiah cho mỗi máy ảnh còn phí cho hướng dẫn

ĐI “SĂN” RỒNG

Ở INDONESIA

Hương Ninh

Ảnh:

Hương Ninh, Hoàng Duy

Không giống như những con rồng xuất

hiện đầy rẫy trong thần thoại hay

truyền thuyết từ Á sang Âu, cũng chẳng

dính dáng chút nào tới họ hàng khủng

long, dù ngoại hình xấu xí, nhưng loài

thằn lằn lớn nhất thế giới còn tồn tại

được gọi tên là rồng Komodo vẫn vô

cùng thu hút khách du lịch đến với

Indonesia.

Bình minh trên vịnh Labuan Bajo