Previous Page  64 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 64 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

64

Z

anskar được coi là trái tim của Ladakh, nếu

chưa tới Zanskar thì coi như chưa tới

Ladakh. Cho đến tận bây giờ, Zanskar vẫn

hẻo lánh và huyền bí, người dân thưa thớt,

đi vài chục kilomet mới thấy một ngôi làng nhỏ, mỗi

làng chỉ vài nóc nhà. Không nhiều khách du lịch tới

đây vì đường xá xấu, đi lại khó khăn, nhưng chính

khung cảnh hoang sơ cùng núi non hùng vĩ và cuộc

sống chân chất, thuần hậu của con người ở đây lại

là yếu tố thu hút khách du lịch.

Huyền bí Zanskar

Chúng ta chỉ có thể tới Zanskar từ tháng 5 tới

tháng 10 hàng năm, thời gian còn lại đường bị đóng

băng do tuyết phủ. Cách duy nhất để vào được

Zanskar là phải đi bộ trên lòng sông Zanskar đã đóng

băng. Hàng hóa, lương thực, các nhu yếu phẩm cũng

được vận chuyển bằng ngựa, la, lừa trên con đường

băng này. Chính vì điều kiện khắc nghiệt, khó sinh tồn

nên tôn giáo đóng một vị trí vô cùng quan trọng với

người dân Zanskar. Hầu như nhà nào cũng có khu

thờ cúng riêng và chúng ta có thể thấy stupa, tu viện ở

khắp mọi nơi, từ cánh đồng hoang vu, trên đường,

cho tới những ngôi làng đông dân cư.

Khi tới Zanskar, tôi có thể có thể cảm nhận được

hơi thở văn hoá Tạng và Phật giáo Tây Tạng đậm

đặc. Có rất nhiều tu viện chứa đựng những điều

huyền bí, đặc trưng văn hóa của vùng Himalayas

như tàng trữ kinh Phật, thangka và những bức vẽ

trên tường đều rực rỡ sắc màu. Phần lớn tu viện đều

được xây dựng trên vách núi đá cheo leo, phóng tầm

mắt ra rất xa và phong cảnh xung quanh các tu viện

này hết sức hùng vĩ.

Dzongkul hay còn gọi là Zongkhul Gompa nằm

cheo leo trên một vách núi ở Stok Valley, cũng giống

như tu viện Sani, Dzongkul thuộc dòng truyền thừa

Drukpa. Rất nhiều Yogis nổi tiếng đã tu tại đây, tu

viện này được thành lập bởi đại sư Na Lạc Ba -

Naropa (956 - 1041 CE) - Indian Buddhist yogi.

Tu viện Karsha là tu viện lớn nhất và quan trọng

nhất ở vùng Zanskar, là tu viện của tông phái Mũ

vàng và là tu viện của ngài Liên hoa sinh. Lễ hội

quan trọng nhất được tổ chức ở tu viện là Karsha

Gustor được tổ chức vào ngày 26 tới 19/11 của

tháng Tây Tạng, thường rơi vào tháng 1 của Dương

lịch. Những tu viện khác cùng hệ với Karsha được

xây dựng ở vùng Zanskar như tu viện Teta, Muni,

Phuktal, Pune, Burdal, Togrimo, Padum, Pipting,

Tondhe, Zangla, Linshot và Sumda. Mỗi tu viện đều

có những đặc điểm và tông phái riêng, đều khiến tôi

phải trầm trồ thán phục và luôn thấy mình nhỏ bé khi

đọc về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của các tông

phái này.

Zanskar bình yên

Sáng sớm tinh mơ ở Zanskar, tôi có một cảm giác

bình yên kì lạ. Ánh nắng ban mai rọi xuống từ những

Tu viện Dzongkul

Huyền bí &

bình yên

Zanskar

trần hồng ngọc

Mãi đến năm 1974, Chính phủ Ấn Độ mới

mở cửa cho du khách nước ngoài tham

quan Ladakh. Khi đó, cả thế giới mới

biết tới vùng đất Ladakh huyền bí và

đẹp ngoài sức tưởng tượng. Hầu hết

khách du lịch đều bị ấn tượng mạnh bởi

những tu viện Phật giáo, bức tranh

tường, tượng Phật cổ. Trong đó,

Zanskar là nơi khiến những nhà thám

hiểm và du khách ngạc nhiên nhất. Họ

mệnh danh Zanskar là vùng đất huyền

bí và hẻo lánh nhất thế giới.

ngọn núi của dãy Himalayas làm thung lũng Padum

dần dần sáng rực lên, ánh nắng chiếu xuống những

hàng cây lá vàng lung linh. Vang vọng trong không

gian tiếng nhạc cầu nguyện từ tu viện, các gia đình

bắt đầu lùa dê, cừu ra đồng cỏ, tiếng suối chảy róc

rách, đôi lúc còn thấy những đoạn suối bị đóng

băng đã dần hồi sinh. Khói bếp từ những mái nhà

vương vất trong nắng, những mái nhà nặng trĩu rơm

rạ lúa mì và phân bò Yak. Thấp thoáng sau vài

khung cửa sổ nhỏ là bóng các cụ bà đang giặt quần

áo... Có lẽ không có một khung cảnh nào bình yên

hơn thế, dường như hàng trăm năm trôi qua, nếp

sinh hoạt của người dân Zanskar vẫn không hề

thay đổi.

Ngồi trên khung cửa sổ ở Karsha phóng tầm mắt

ra xa nhìn về phía Padum, Stongdey Monastery, tôi

chợt thấy lòng mình bình yên kì lạ. Một tuần ở thung

lũng Zanskar, tôi đã đi qua bao nhiêu con đường

đầy sỏi đá mà một bên là núi đá, một bên là vực sâu

cheo leo, đi qua bao nhiêu hàng stupa cầu nguyện.

Có lúc hàng mấy chục cây số không có lấy một

bóng cây, không một bóng người, không làng mạc,

chỉ có những dãy núi tuyết sừng sững ngạo nghễ,

những hàng cây lá vàng dưới nắng và trời xanh

lấp loáng.

Giờ đây, khi tôi nhắm mắt lại, hình ảnh về con

sông Tsarap xanh như ngọc, đàn bò Yak nhởn nhơ

gặm cỏ trên đường, đàn cừu và dê đang chạy trên

sườn núi, nụ cười hồn hậu của những người dân

Zanskar, tu viện đầy mùi dầu bơ, mùi trà Masala nóng

hổi mỗi sáng sớm, bầu trời trong xanh không một gợn

mây… vẫn in rõ trong tâm trí tôi. Dường như hồn tôi vẫn

ở nơi đó chưa quay lại cuộc sống hiện thực.

Tu viện Rangdum

Đi bao nhiêu chặng đường xa xôi để đến

được đây, tôi đứng giữa thiên nhiên hùng vĩ,

đẹp đến nao lòng. Ngồi tĩnh lặng giữa một tu

viện có từ thế kỉ thứ 10, bỏ lại mọi suy tư, tính

toán của cuộc sống hối hả, tôi thấy tâm hồn

mình rất tự do, thoải mái và thảnh thơi.