Previous Page  55 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

55

núi lửa Kilauea đã tặng cho Đảo Lớn

Hawaii thêm hơn 2 km

2

đất. Có vẻ

cũng giống như Shiva của Ấn Độ

giáo, Pele là đấng tối cao vừa hủy

diệt vừa sáng tạo nên người

Polynesian vừa kính vừa sợ.

Chúng tôi đến Cổng biển Holei thì

đường bị chặn lại do mới đây có nguy

cơ phun trào nên không thể tiếp cận

Kamokuna, nơi suối nham thạch đổ

xuống biển. Theo chỉ dẫn của nhân

viên HVNP, muốn đến đó thì phải đi

ngược ra cổng công viên rồi chạy

theo vết nứt phía Đông. Được báo,

hôm nay hố Puu Oo có phun trào và

sẽ chảy xuống biển ở Kamokuna,

chúng tôi ăn vội bữa trưa mang theo

từ nhà, rồi hối hả chạy xe ngót 100

km, theo đường 11, ngoặt sang

đường 130, cố gắng đến điểm gửi xe

ở Kalapana trước 3h chiều, để có đủ

thời gian 5 - 6 tiếng cho hành trình

tiếp cận dòng dung nham cuộn chảy.

Hành trình đi tìm dòng

dung nham nóng đỏ

Có ba cách để chiêm ngưỡng

dòng dung nham: bay trực thăng

quanh miệng núi lửa, đi tàu biển vào

gần chân dòng thác nóng đỏ đổ

xuống biển hoặc đi bộ (có thể kết hợp

xe đạp) theo con đường rải đá lổn

nhổn hơn 4 dặm dài (7km).

Như phần lớn du khách cất công

đến đây từ mọi ngả trên thế giới,

mong có trải nghiệm chân thật nhất,

chúng tôi tự đi bằng cách thuê xe

đạp. Đạp đến hết đường thì lội bộ

trên cánh đồng nham thạch thêm vài

km nữa. Giá thuê xe xê dịch từ 10

đến 20USD tùy loại, nhưng giá nào

cũng bao gồm cả một túi sơ cứu,

chiếc đèn đeo trán và một chai nước.

Nai nịt gọn gàng, chúng tôi hăm

hở đạp xe trên con đường rải đá.

Con đường mỏng manh như bị chìm

giữa nham thạch đen bóng hắt nắng

lóa mắt. Đã từng có những ngôi làng

ở đây, những con đường nhựa mịn

màng, có cả Vườn Hoàng gia, những

giờ đây tất cả đã chìm dưới cánh

đồng lava mênh mang bất tận. Nếu

không có sóng biển đang đập vào

vách nham thạch ngoài kia và vài

mầm xanh của cây Ohia hay trái

nhàu (noni) bật lên từ những khe nứt

thì có thể tưởng đang ở trên Mặt

trăng. Cầu vồng rực rỡ hiện ra mê

hoặc khắp các phía, tròn căng, sắc

nét, gần kề tưởng như chạm vào

được, khiến lữ khách đôi khi quăng

xe, mê mải chạy theo ngắm nghía, rồi

sực nhớ ra mục tiêu chính lại vội vã

đạp xe nhằm phía dòng lava phun

trào. Trời thoắt nắng, thoắt mưa, máy

ảnh cứ lôi ra cất vào, gió biển lồng

lộng trên bình nguyên hoang vắng,

đường mỗi lúc thêm gập ghềnh, nhiều

đoạn dốc phải xuống đẩy xe. Chật

vật mãi cũng đi hết được con đường

đá, đến Kamokuna - chỗ thác lava

nóng đỏ đổ xuống biển. Nhưng phải

đợi trời tối nhìn mới đẹp.

Chúng tôi quyết định băng đồng,

lội bộ tìm đến chỗ có dòng chảy lộ

thiên trước. Đây chính là đoạn đầy

thách thức nhưng cũng thú vị nhất vì

phải mò mẫm lội qua một cánh đồng

đầy những biển cảnh báo nguy hiểm,

mấp mô những gò đống lava đã

đông cứng bên trên, nhưng đâu đó

phía dưới chân ta vẫn có dòng dung

nham nóng đỏ chảy ngầm. Những

dòng dung nham từng chảy tràn trên

bề mặt cánh đồng dường như vẫn

còn hơi ấm, để lại dấu vết tươi mới là

những gờ nổi dạng sóng xoáy cuộn,

như dây thừng xoắn vặn thành hoa

văn sắc nét đẹp kì lạ. Chưa thấy vùng

núi lửa nào có những dòng chảy

dung nham nhiều và đẹp đến thế.

Đẹp lung linh trong ánh hoàng hôn và

thêm kì ảo dưới sắc cầu vồng đôi rực

rỡ thoắt ẩn thoắt hiện trên nền mây

hồng phía sau và màn mưa lất phất

đằng trước. Mải ngắm nghía phía

dưới chân và đuổi theo cầu vồng, có

vẻ chúng tôi đã lệch hướng. Làn khói

nhạt nhòa xa xa chỉ dấu nơi có dòng

chảy lộ thiên bỗng biến đâu mất trong

sương chiều. Gặp hai bạn người Đài

Loan đi ngược chiều cho biết đã đi

hơn 1h mà không tìm ra, chúng tôi

đành quay lại. Trời chạng vạng tối,

lắc rắc mưa, dưới chân toàn nham

thạch loại Pahoehoe mặt mịn nhưng

cứng giòn dễ vỡ, sắc cạnh, nhiều khe

rãnh, việc băng đồng ngược lại chỗ

ngắm lava đổ xuống biển là một thử

thách không nhỏ.

Nơi lửa và

nước gặp nhau

May thay vẫn kịp quay lại bờ biển

Kamokuna trước khi trời tối hẳn và

phần thưởng xứng đáng là dòng lava

tươi đỏ tuôn trào mà chúng tôi được

ngắm ngay bờ biển. Từ trên vách đá

cao khoảng 30m, suối dung nham

màu đỏ cam trào xuống với lưu lượng

vài triệu lít/một giờ, làm sôi cả một

vùng nước, lửa bắn tung tóe, khói

trắng cuộn lên dày đặc trên mặt biển

tím sẫm, dưới ráng chiều vàng sậm

cuối ngày. Hình ảnh quá ngoạn mục

và đầy cảm xúc không dễ gặp trong

đời. Hoạt cảnh “Trái đất trong lò

luyện” như đang diễn ra trước mắt.

Chứng kiến cảnh kì vĩ ấy càng hiểu

niềm kính sợ của người Hawaii trước

thần Pele. Núi lửa đã tạo nên chuỗi

Hawaii và vẫn đang hằng ngày nhào

nặn nó ngoài sự kiểm soát của

con người.

Lặng ngắm cho đến khi trăng lên

chúng tôi mới tiếc nuối ra về. Phải trả

xe trước 9h tối mà đường về thật gian

nan. Ngược gió, ngược dốc, mưa

quất ràn rạt, không đạp nổi xe, phần

lớn phải dắt, bụng đói, nhìn những

bạn cuốc bộ mà phát thèm, chỉ muốn

quẳng xe cho khỏi vướng. Vẫn 4 dặm

đó thôi mà đường như dài ra bất tận.

May mà có chút thức ăn dằn bụng

trước đó các bạn nhường cho nên mới

đủ sức lết ra đến cổng. Một chút bất

ngờ giữa đường như tiếp thêm sức, ấy

là khi ngoảnh sang trái, xa xa trên

cánh đồng lava bỗng thấy bùng lên

một đốm đỏ cứ nở to dần rồi hiện ra

rõ tiếng rõ hình một thác dung nham

tuôn trào, đỏ rực trong đêm đen dưới

trời sao lấp lánh. Hành trình thăm núi

lửa gian truân, vất vả đã được đền bù

bằng những khoảnh khắc thiên nhiên

huy hoàng như thế, nói như mấy bạn

người Úc đồng hành, thì thật đáng giá

đến từng giọt mồ hôi.

*

* *

Những ai đã từng chứng kiến

dòng dung nham nóng đỏ tuôn chảy

đều hiểu rằng cái mà họ nhìn thấy

không bao giờ lặp lại giống như thế.

Bởi núi lửa luôn đỏng đảnh bất trắc,

ngay đến các nhà khoa học với

những thiết bị hiện đại nhất cũng

không thể dự đoán nổi. Ai mà biết

được dòng chảy 35 năm kia còn có

thể tiếp diễn bao lâu nữa, có thể 100

năm mà cũng có thể ngưng bặt ngay

ngày mai, nên một khi có cơ hội thì

nhất định phải đến.

Khi ngồi viết những dòng này thì

nghe tin từ Công viên Quốc gia Núi lửa

Hawaii cho hay, những ngày đầu năm

mới 2018 không còn nhìn thấy suối

dung nham đổ xuống biển nữa, vẫn còn

những dòng lava nóng đỏ chảy lộ thiên

trên cánh đồng nham thạch, nhưng khó

tìm hơn. Nhưng biết đâu thần Pele sẽ

còn gây bất ngờ nên vẫn mong có ngày

gặp lại Kilauea thần thánh.

Đợt phun trào hiện nay của núi lửa Kilauea kéo dài gần như liên tục 35

năm nay, bắt đầu từ ngày 03/01/1983. Khi đó, cột magma bắn lên không

trung cao tới hơn 400m. Đến nay, dung nham trào ra đã bao phủ một

vùng đất và rừng rộng hơn 70km

2

, phá hủy hơn 200 công trình, đồng thời

cũng làm cho Đảo Lớn rộng thêm hơn 2km.

+ Nếu muốn tiếp cận dòng dung nham nóng chảy, bạn nên lưu ý:

- Cập nhật tình hình phun trào của Kilauea trên trang chính thức của HNVP,

theo địa chỉ :

https://www.nps.gov/havo/planyourvisit/lava2.htm.

- Trang phục an toàn: kính mát chống lóa, giày đi bộ đế bền chắc, quần

dài, mặc nhiều lớp áo, bên ngoài có áo chống nước bởi ở đây mưa nắng

thất thường. Nên mang găng vì lỡ có ngã hoặc chống tay xuống nham

thạch thì không bị thương bởi đá giòn và sắc.

- Mang theo 2 lít nước và ít đồ ăn. Đèn pin và điện thoại xạc đầy để đủ

dùng trong ít nhất 6h.

- Công viên nơi có giếng lửa Halemamau của Kilauea mở cửa 24/24, ô tô

đến tận nơi. Nhưng khu vực Puu Oo có dòng dung nham nóng chảy nằm ở

ngoài rìa Đông của Công viên chỉ mở cửa từ 15h đến 21h.

Tác giả trên một vách nham

thạch đổ xuống sát đường

Nham thạch cứ tiến dần

ra biển làm đảo ngày

càng rộng thêm

Dung nham nóng đỏ

tuôn xuống biển -

cảnh kì vĩ chỉ có thể

gặp ở Hawaii

Cầu vồng hiện ra rực rỡ trên cánh đồng lava đen sẫm