Xuân Mậu Tuất 2018
66
Rộng lớn và “hoang vắng”
nhất địa cầu
Trước khi bay quá cảnh Hàn Quốc rồi vù tới thành
phố Vladivostok, trong tôi, hai chữ Viễn Đông -
Siberia, như chiết tự của nó, là rất xa xôi, hoang
vắng, khắc nghiệt. Lại là nơi lưu đày giết chóc xửa
xưa nữa. Tôi có xem ở đâu đó, người ta gọi Viễn
Đông thuộc Nga là một tiền đồn quân sự, mảnh đất
đầy những hoang mạc, nơi đã lưu đày nhiều chiến sĩ
cách mạng kiêu hùng của nước Nga thời trước. Chính
xác là nhà thơ lừng danh Puskin bị đày ở đây. Quả
thật, lần trước sang Nga, tôi đòi đi Siberia, bạn bè ở
thủ đô Matxcơva đều gàn: xa lắm, từ đây sang đó
bay khoảng 10 giờ, xa hơn là bay về Hà Nội đấy.
Viễn Đông của Nga giáp mạn Trung Quốc, Triều Tiên.
Vì thế, lần này chúng tôi bay sang Hàn Quốc rồi vù
sang thủ phủ Viễn Đông cho… tiện.
Tôi vinh dự là khách mời của Diễn đàn Kinh tế thế
giới Phương Đông. Từ sân bay, mất khoảng một giờ
xe chạy, qua trung tâm thành phố Vladivostok sáu
trăm nghìn dân - thủ phủ vùng Viễn Đông (chiếm tới
1/3 diện tích lãnh thổ Liên bang Nga - quốc gia rộng
lớn nhất và chiếm tới 1/6 diện tích đất đai trên địa
cầu!), chúng tôi tới khách sạn trong khuôn viên Trường
Đại học Viễn Đông, ngoài một hòn đảo trang hoàng
mướt mát. Trường đại học này, vốn là một khu giao
đãi mà người Liên bang Nga đã bỏ núi tiền xây dựng
để phục vụ Hội nghị APEC năm 2012, rừng cây khá
cổ thụ được cấy trồng trên đảo. Chúng uốn lượn,
rừng và suối treo cứ lan mãi ra chân vịnh Vladivostok
huyền thoại. Sinh viên học trong resort sinh thái,
chẳng kém gì Đại học Tổng hợp Lomonoxop mênh
mông rừng trong phố ở Thủ đô Matxcơva. Khu ấy giờ
đón tiếp năm nghìn quan khách, hơn 60 nguyên thủ
của bằng ấy quốc gia đến tham dự Diễn đàn Kinh tế
Phương Đông.
Trưa ấy, ông Yuri Petrovich Trutnev, Phó Tổng
thống Nga đến thăm, thưởng thức sản phẩm nông
nghiệp của người Việt Nam. Chiều, trong khu nhà
được bảo vệ nghiêm ngặt, chúng tôi chờ để tự hào
thấy một doanh nhân người Việt được mời đến phát
biểu và dự bữa tiệc kinh điển với Tổng thống Vladimir
Putin. Chỉ có 5 nhà đầu tư nước ngoài được mời hôm
đó. Nghe nói, trước bữa tối, vị nguyên thủ lừng danh
là thần tượng của nhiều thế hệ người trên địa cầu ấy
còn bước xuống cỗ tàu chiến lừng lững cảnh giới
ngoài vịnh Vladivostok để bắt tay động viên từng
chiến tướng của mình. Chắc ông ngẫu hứng, cũng
như khi đánh võ, cưỡi ngựa hay lái tàu ngầm làm
thiên hạ bái phục vậy thôi. Tôi đã thêm ngưỡng mộ
ông Putin từ những chi tiết tưởng là nhỏ như thế.
Từ những lần đi Nga trước, tôi đã cảm nhận rõ cái
lòng say nồng với thiên nhiên của các điệu hồn trên
xứ sở bạch dương. Họ thoát ra khỏi cái quay cuồng
cơm áo giỏi quá. Cuối tuần, họ ra với hồ nước, rừng
cây, mở cốp xe cho gió tươi lùa vào không gian kín
bưng suốt tuần ấy. Ngả ghế, ngả bàn, hạ cần câu và
thả lỏng tuyệt đối với thiên nhiên. Còn bây giờ, bên
cây cầu lịch sử Russky, nam phụ lão ấu thỏa thê với
biển xanh. Hóa ra thuyền buồm ở vịnh không phải là
thứ lập trình hay diễn tấu để phục vụ hội nghị thượng
đỉnh làm đẹp mắt nguyên thủ của hơn 60 quốc gia.
Mà sự thật là người ta đã đánh thức các giá trị tuyệt
mĩ của thiên nhiên bằng thuyền buồm năm này qua
năm khác với một nhu cầu tự thân. Một cụ ông bảo,
vui chơi, ở lại với thiên nhiên, “với tôi là lẽ sống”. Tôi
bước xuống, uống thử nước biển nơi này, xem nó
xanh lạ lùng thế thì liệu nó có còn mặn nữa không.
Rong rêu, sóng biển cũng như quê mình thôi. Chỉ có
đội thuyền buồm là rong chơi vô địch. Họ có đông
người và thuyền thì cái nào cũng căng mọng như quả
bóng bơm hydro nhiều màu sắc - vẻ như chúng đều
sắp nổ tung hoặc sắp chao lượn trên biển xanh trước
khi vù lên với... bầu trời. Xanh ra xanh, đỏ ra đỏ, tím
và hồng cứ đong đưa tưng bừng. Trong nắng vàng
như rót mật, trong bảng lảng sương mai, thuyền
buồm với những gam màu mạnh của cổ tích cứ đi như
mắc cửi. Vẻ như gió xô lệch chúng ngược xuôi hoặc
vẻ như chúng là một phần của vịnh biển này từ
vạn thuở.
Trước, vịnh này là một tiền đồn quân sự ở vùng
Viễn Đông hoang vắng thuộc Nga. Trên đỉnh đồi cao
nhất có tên là Tổ Đại Bàng nhìn sang đảo và vịnh,
“trấn” Vladivostok này còn giữ lại được một phom
Trình diễn ánh sáng ven bờ biển Vladivostok
phục vụ diễn đàn kinh tế Phương Đông, Nga
Những vũ khí thô sơ của bà con
các sắc tộc thiểu số ở Viễn Đông
Thỉnh thoảng bảo tàng lại
cho một khẩu pháo bắn thử nhằm thu hút du khách
Cảm giác của tôi với vùng Viễn Đông mênh
mông nước Nga là vậy, gió luôn lộng ở các
sân ga lạnh giá. Vladivostok, thành phố
thủ phủ miền đất rộng lớn, bí ẩn và thưa
dân bậc nhất địa cầu này luôn tràn ngập
gió. Gió từ vịnh thổi qua cây cầu dây văng
dài nhất thế giới Russky nối đất liền với
hòn đảo huyền thoại cùng tên. Biển xanh
như mộng mị, ở đó các nếp thuyền buồm
lộng lẫy cứ đi lại như các quân cờ bí ẩn
được lập trình từ thuở hồng hoang. Vẻ như,
gió chưa bao giờ ngừng thổi để rồi vô khối
cánh buồm sặc sỡ ấy cứ mãi trôi và trôi. Đi
cho phong cảnh thêm diễm tình và càng no
gió, để Viễn Đông thêm ám ảnh khách
phương xa.
Viễn Đông
lộng gió
đỗ doãn hoàng
Cây cầu dây văng dài nhất thế giới Russy, nối Thủ phủ
vùng Viễn Đông với đảo Russy, của Nga