Xuân Mậu Tuất 2018
51
có hệ thống hang động kì thú, có các
đỉnh núi rừng thường xanh với rêu
vàng băng tuyết phủ trong mùa đông
như đỉnh Phia Oắc và bình nguyên
Phia Đén. Phia Oắc cao hơn hai nghìn
mét, là nóc nhà của miền Đông Bắc
Việt Nam. Phia Đén lạ lùng với các
đỉnh cao phát ra ánh sáng lân tinh
vào ban đêm, do côn trùng và do các
loại khoáng sản quý trong lòng đá, vì
thế nên bà con tin, đỉnh núi hình rồng
ở nơi cao nhất quê mình luôn thao
thức, đôi mắt rồng tỏa sáng trong đêm
trường. Nhân thế mới đặt tên là Núi
Đèn, theo tiếng bản địa là Phia Đén.
Động Ngườm Ngao nổi tiếng đã nhiều
thập niên. Vừa rồi, động Ngườm Pục
ở Thạch An cũng đang là một hiện
tượng “xôn xao”. Đài PT - TH Cao
Bằng vừa phát sóng vài hình ảnh “độc
nhất vô nhị”, du khách đã sững sờ kéo
đến, đông tới mức UBND tỉnh phải ra
lệnh tạm đóng cửa hang. Vì động lớn
hoang sơ, cơ sở vật chất chưa đủ để
đón lượng du khách lớn.
Đặc biệt, Cao Bằng có những dòng
sông ngầm hút nước tưởng như dài
vô tận. Lòng Đất Mẹ bí ẩn dưới chân
các ngọn núi cao vòi vọi, muôn hình
vạn trạng là một thế giới mà nhân
loại còn phải phấn đấu nhiều để có
thể khám phá
hết. Ở xã Hồng
Quang, huyện
Quảng Uyên, bà
con ai cũng biết
“phép màu” ma
thuật ở một “Mó
nước hiểu tiếng
người”. Bà con
người Nùng, từ Bí thư Đảng ủy đến
Chủ tịch UBND xã, từ các vị cao niên
đến đứa trẻ 5 tuổi, đều biết đến mó
(mỏ, hang, giếng) nước Giằng Phặt.
Bà con cho trâu qua uống nước hay
xuống gánh nước tưới rau màu thì chỉ
cần gọi: “Tí Xằm, tí Sỏi, tí Mỏi; Giằng
Phặt sặc sìn, vớ!” là y như rằng nước
dâng lên ào ạt. Có khi, nước đang lấp
ló trong lòng hang, sau tiếng gọi lí lơi
vui nhộn là nước ào ào, ùn ùn xuất
hiện, rồi ăm ắp nước đẩy nhau bò ra
ùng ục. Chúng tôi đã nhiều lần mời
các nhà khoa học của Viện Địa chất
lên cắm cọc, dùng máy quay đặt yên
một chỗ để làm thí nghiệm. Lần nào
“đọc thần chú” nước cũng ra. Tí, theo
tiếng Nùng là cô: “Cô Xằm, cô Sỏi,
cô Mỏi ơi. Đem nước ra đi, lấp cửa
hang đi, chúng nó vào ăn trộm vàng
ở Giằng Phặt đó”. Bài “thần chú” dài,
đại ý thế. Dưới hang sâu không có
đáy, bà con từng dòng dây thừng lớn,
đeo đèn pin khám phá mà chưa bao
giờ thấy đáy. Kẻ đào trộm vàng cũng
bê bết bùn đất tìm kho báu mà chưa
bao giờ đụng được vào nơi trời đất
để “két sắt”. Có gã còn muốn trả tiền
cho bà con xã Hồng Quang, thuê máy
múc về đào tung khu “mó nước hiểu
tiếng người” lên để tìm kho báu, nếu
thấy thì cưa đôi. Bà con đều tin vào
một câu chuyện cổ tích: Xưa, có một
người giàu, để cất giấu của nả, họ
đã giết rồi trấn yểm ba cô trinh nữ tên
Xằm, Sỏi và Mỏi ở đó. Các cô không
cho ai vào hang, bằng một cái võ duy
nhất: dâng nước lấp cửa hang.
Thật ra thì lòng tham làm mờ mắt
kẻ lái máy múc tìm vàng. Còn sự lãng
mạn tồn tại nghìn năm qua ở xóm
Nùng vùng Quảng Uyên đã giúp bà
con có một cuộc sống viên mãn, tràn
ngập niềm vui, điều đó đã quý giá hơn
mọi thứ vàng bạc tưởng tượng kia. Và
hãy cứ để người ta mơ màng chiêm
bái một sự lạ của hang hốc trong lòng
đất bí ẩn. Viện Địa chất và các chuyên
gia của Trường Đại học Mỏ - Địa chất
(Hà Nội) đã kết luận: trong núi có
các hang ngầm, hang này tồn tại các
túi khí mà quốc tế gọi là “bẫy không
khí”. Nước ngầm
đã được một sự
màu nhiệm nào
đó của bàn tay
tạo hóa đưa vào
trạng thái gần
như cân bằng
giữa hai “bình”
khổng lồ bằng
đá vôi thông nhau. Theo nguyên tắc
bình thông nhau, bên nào nước đầy
sẽ chảy sang bên nước vơi. Khi có âm
thanh đủ lớn, bẫy không khí sẽ hoạt
động, âm thanh tác động vào các
hang ngầm rỗng, tạo nên một áp lực
xô nhẹ nước, khiến nước ào ra cửa
hang, dâng lên cao. Lúc gió về, gió
thốc vào sườn non, gió lùa qua các bờ
đá xanh rì lún phún rêu rồi vào hang
Giằng Phặt, nước cũng ra. Bà con bản
xứ quan sát và tưởng tượng ra một
câu chuyện đẹp hơn cổ tích. Họ không
biết rằng họ đang ca ngợi chính vẻ
đẹp của vỏ Trái đất quê mình.
Lạ kì không kém, “hút” mọi ánh
nhìn và các góc máy ghi hình không
kém, là kì quan Núi Thủng ở bản Nặm
Trá, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh.
Giữa một vùng trời nước bao la. Núi
Thủng soi bóng xuống mặt hồ nửa
năm nước xanh leo lẻo, trong như pha
lê; nửa năm đáy hồ trở thành một bình
nguyên uốn lượn, cỏ mượt xanh miên
man, cỏ xanh non tơ mời gọi lũ bò,
ngựa, trâu được bà con người Tày,
Nùng thả bán hoang dã trong các khe
núi về. Rồi vẻ đẹp hồng hoang đó thu
hút cả cư dân phượt khắp Việt Nam
và thế giới. Họ kéo đến, đắm đuối, đặt
tên khu không gian cỏ mượt uốn lượn
mênh mông, núi Thủng toang hoác
một cái lỗ đường kính 50m, gia súc
lớn thung thăng chơi đùa đó là Tuyệt
tình cốc xứ Cao Bằng. Một ngọn núi
cao vòi, ai đã xuyên một hang rộng
50m thủng như dùi lỗ đồng xu thế nhỉ?
Chỉ có ông Trời mới làm được, mà chỉ
làm được từ nhiều triệu năm trước.
Lại một bước đi diễm tình của vỏ
Trái đất. Nếu chịu nghe thiên nhiên
lên tiếng, bạn sẽ thấy, đứng ở mỗi
phía, Núi Thủng mang một hình dáng
khác nhau. Khi làm công viên ĐCTC
Non nước Cao Bằng, các chuyên gia
quốc tế đặt Núi Thủng là Mountain
Angel Eye - đôi mắt đẹp của thần núi
linh thiêng và bí ẩn. Góc nhìn khác,
nó ngoác ra kiêu dũng như bộ hàm
cá mập lởm chởm răng (do nhũ đá
rủ từ trên cao xuống cửa hang tròn).
Cỏ cây bít mất một phần lớn diện tích
hang thiên tạo kì ảo này. Hiện nay,
ngoài việc ngắm từ xa, hầu như chưa
có ai khám phá lòng hang, cũng chưa
có một dịch vụ nào cho việc thăm
ngắm núi và các hồ cỏ mượt, các ao
tròn nước trong xanh của hệ thống
liên thông 36 con hồ Thang Hen.
Không một xe cơ giới nào vào được.
Đến một con đường đi bộ theo đúng
nghĩa cũng chưa có. Thật đáng tiếc,
thật phí hoài thắng cảnh.
Nhưng, sẽ là đáng tiếc hơn, nếu
như các “phượt thủ” chỉ đến ngắm,
chụp ảnh tự sướng, ơ hờ nhìn cái lỗ
thủng khổng lồ thiên tạo rồi ra về.
Mà họ cần hiểu và tri ân vỏ quả đất
với sự ảo diệu, với các lí lẽ thú vị của
nó. Ví như, Núi Thủng có tên là Phja
Piót, chiết tự theo tiếng Tày Nùng bản
xứ nghĩa là Núi bị thủng một lỗ. Bà
con tin rằng, vị thần cai quản núi non
sông hồ vùng biên ải này đã cưỡi một
con ngựa khổng lồ bay trên mây, đạp
chân vào các đỉnh núi cao nhất. Khi
vèo qua đèo Mã Phục huyền thoại,
đến khu vực liên thông 36 con hồ
Thang Hen sâu vô tận của Trà Lĩnh,
ngựa hí vang tung vó đá thủng một lỗ
ở dãy núi thuộc bản Nặm Trá cổ xưa.
Những nếp nhà ngói âm dương nâu
xám rung lên trong gió lạnh. Những
vết chân ngựa thần tạo thành 36
hồ thiêng, với số 36 định mệnh của
đạo pháp âm dương ngũ hành. Giờ
đây, đúng như tài liệu nghiên cứu của
các chuyên gia: Đức, Pháp và Việt
Nam, hệ thống hồ Thang Hen liên
thông nhau dưới lòng đất rất kì lạ.
Mùa đến, trời không mưa, nhưng tự
dưng nước từ âm ti địa ngục tràn lên,
36 con hồ gào réo đầy ự nước trong
một vài tiếng. Sông ngầm đáy hồ, các
vết trượt và cửa hiện, cửa biến của
nước thoắt chạy, thắt đứng như một
ván bài bí hiểm mà người chơi là các
vị thiên thần “cao tay ấn”. Đến một
ngày đẹp trời, nước lại ùng ục như
bị đun sôi. Trong ít giờ, lần lượt, đều
đặn, 35 hồ cạn gần như trơ đáy, các
loài thủy sản nằm giãy đành đạch. Bà
con được dịp đi kiếm cá đông như hội.
Chỉ còn hồ thứ 36, nước vẫn lưng lửng
trong xanh, soi mình bên dáng hồ là
núi Quân Tử lơ đễnh, điệp điệp cây cổ
thụ gân guốc, kiên cường sinh tồn trên
đá xám.
Các hiện tượng thiên nhiên riêng có
ở Cao Bằng đã được giới khoa học ghi
nhận như một trò chơi ú tim thách thức
hiểu biết của loài người. Những bức
thông điệp từ nhiều triệu năm trước,
vẫn còn phong kín hoặc đang phủ rêu
xanh, rêu vàng của vỏ Trái đất gửi
đến mỗi chúng ta kia, để mở và hiểu
được chúng, đôi khi bạn chỉ cần biết
qua những sơn kì thủy tú của đất nước
ông bà mình bằng thái độ tri ân và
những xúc cảm chân thành...
Đến Cao Bằng, người ta chỉ ngồi im
và mở mắt ra nhìn thôi, vẻ đẹp của
mỗi bước chân mỗi huyền thoại đã
đủ ám ảnh rồi. Nhưng, cái cần hơn là:
hãy biết lắng lòng lại, cần tinh tế và
đủ mơ màng để hiểu được từng bước
đi nhiệm màu của tạo hóa.
Các con suối cấp nước cho hồ Nậm Trá
Đền vua Lê ở Hòa An, khu vực có
những quả đồi phủ kín đạn đá
Trong vài giờ, cả 36 hồ cùng bị rút cạn nước bởi một điều
bí ẩn nào đó, rồi cỏ mọc lên và ngựa thung thăng gặm cỏ
Đạn đá phủ kín các rông núi, các quả đồi
Một hang ngầm rút nước biến hồ Nậm Trá
thành bình nguyên cỏ mượt