Previous Page  54 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 54 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

54

M

ê say các loại núi lửa,

tôi đã từng trèo lên

những miệng núi tỏa

khói mịt mù ở

Indonesia, Philippines, leo đỉnh

Pacaya Guatemala nóng bỏng tro xỉ,

bơi trên miệng núi lửa dưới biển

Sumatra sặc mùi lưu huỳnh, nghe bọt

khí nổ lép bép quanh người... Nhưng

tất cả chỉ là trò chơi nếu so với hành

trình đi tìm thần Lửa ở Hawaii. Tin tôi

đi, rừng thẳm tuyết dày, thảo nguyên

sa mạc hùng vĩ hay núi cao hiểm trở

bạn có thể thấy ở nhiều nơi trên thế

giới, nhưng núi lửa phun trào với

dòng dung nham nóng đỏ chảy tràn

trên cánh đồng nham thạch mênh

mông rồi đổ thẳng xuống biển thì

chắc chắn giờ đây bạn chỉ có thể

nhìn thấy ở Hawaii. Được nhìn tận

mắt núi lửa phun trào mới là lí do

đáng nhất để đi Hawaii. Và chắc

chắn đó sẽ là chuyến đi để đời.

Hawaii là một quần đảo gồm một

chuỗi 19 đảo trải dài 2.400 km giữa

Thái Bình Dương, do núi lửa tạo

thành từ cả triệu năm nay và đến giờ

vẫn đang tiếp tục mở rộng nhờ các

núi lửa đang phun trào hàng ngày.

Muốn ngắm tận mắt dòng dung

nham (lava) nóng đỏ cuộn chảy thì

từ thủ phủ Honolulu phải bay sang

Big Island (Đảo Lớn), hòn đảo lớn

nhất và trẻ nhất trong quần đảo, nơi

có tới 4 ngọn núi lửa đang hoạt

động. Trong đó, Kilauea là lớn mạnh

nhất thế giới, nó cũng là núi lửa duy

nhất trên Trái đất phun trào đồng

thời ở hai điểm (Halemaumau và Puu

Oo), mạnh yếu tùy lúc nhưng duy trì

suốt 35 năm nay.

Đến Big Island, ai cũng muốn

thăm nữ thần Pele đang ngự tại miệng

núi lửa Kilauea thuộc Công viên Quốc

gia núi lửa Hawaii (HVNP), một vùng

địa chất độc đáo rộng hơn 150 km

2

nằm ở rìa Đông Nam đảo. Trong

niềm tin tôn giáo của người Hawaii thì

Pele là thần Lửa, Ánh sáng, Gió và

Núi lửa, mà Hawaii lại sinh ra từ núi

lửa, nên đây chính là miền đất của nữ

thần Pele tôn kính.

Màn chào hỏi thần Pele

ở Halemaumau

Từ sân bay Hilo, chúng tôi thuê xe

tự lái chạy gần một tiếng thì tới lãnh

địa của thần Pele, ngay cổng vào đã

thấy đó đây những cột khói nghi ngút,

cho thấy Nữ thần luôn bận rộn. Mở

đầu con đường quanh vành miệng núi

lửa Kilauea là Bảo tàng Jaggar, nơi ta

có thể được sờ hoặc ngắm các loại

nham thạch, các mẫu vật độc đáo do

núi lửa sinh ra, thậm chí cả tóc của

thần Pele (thực chất là những sợi thủy

tinh basal đen sinh ra từ magma nóng

chảy). Từ Bảo tàng nhìn ra là toàn

cảnh lòng chảo miệng núi lửa Kilauea,

tròn vạnh, đường kính hơn 150m. Ở

giữa có một hố nhỏ sụt sâu hơn, đang

miệt mài nhả khói, khạc lửa, ẩn chứa

bên dưới là một hồ lava sôi sục,

nhưng màu lửa đỏ rất khó nhận ra

giữa nắng trưa. Đó chính là hố lửa

Halemaumau, được coi là nhà của

thần Pele. Màn chào hỏi đã xong,

nhưng thần Pele còn hiện diện ở nhiều

điểm hiểm hóc khác nữa.

Tranh thủ trưa nắng, chúng tôi

xuyên rừng dương xỉ khổng lồ xanh

rợp, như ngược lại kỉ Jura, tìm đến

đường ống nham thạch Nahuku. Dài

gần 200m, cao 5-6m, phủ đầy

dương xỉ, nó được tìm ra cách đây

hơn một thế kỉ bởi kí giả Thurston nên

mang luôn tên ông này. Vách và vòm

hang làm ta liên tưởng đến một con

sóng cuộn lớn. Khi xưa, nó chính là

một đợt sóng lava trào ra rồi nguội đi

tạo thành lớp vỏ cứng dày bên ngoài,

trong khi suối lava nóng đỏ vẫn ngầm

chảy bên trong và trôi tuột qua. Rồi

một ngày, núi bỗng ngừng phun, vậy

là còn lại một ống đá rỗng. Đi trong

lòng hang ướt lạnh, hình dung cách

đây vài trăm năm có một dòng lava

nóng bỏng đỏ rực chảy qua, thốt

nhiên thấy choáng ngợp. Ồ, mà đâu

cần tưởng tượng, ngoài kia chỉ cách

đây vài dặm, tại hố Puu Oo vẫn đang

diễn ra quá trình tương tự.

Con đường chuỗi các

miệng giếng lửa

Phải căn giờ để xuyên dọc công

viên và kịp đến thăm dòng dung

nham nóng đỏ ở hố Puu Oo phía

ngoài rìa Đông của Công viên trước

khi chiều xuống.

Con đường chạy qua những miệng

giếng lửa đã tắt hoặc còn đang âm ỉ,

uốn lượn qua một bình nguyên mênh

mang dung nham như biển bùn đã

đông cứng, rồi hạ dần độ cao về phía

bờ biển. Hơn 30 km đường nhựa,

nghe thì đơn giản, nhưng 90 năm nay

nó phải oằn mình hứng chịu biết bao

cơn thịnh nộ của thần Pele, bị vùi lấp

hàng chục lần dưới dòng dung nham

phun trào. Bao cánh rừng làng mạc

hai bên cũng bị dòng lava nóng đỏ

cuốn phăng, thiêu rụi. Đôi khi vẫn còn

dấu vết là những cây gỗ cháy đen bị

dung nham bọc khuôn, hoặc vài trảng

cây Thần lửa chưa kịp táp hết, tạo

thành những ốc đảo xanh nổi giữa

mênh mông biển nham thạch đen

nom rất ngoạn mục, nhất là nhìn từ

trên cao. Chỉ tiếc ở đây không được

dùng flycam. Nhìn những vách nham

thạch đen nhánh hoặc ánh bạc lấp

lánh, xoắn vặn nổi gờ như những con

trăn khổng lồ bò ngoạm vệ đường đủ

thấy sức mạnh tàn phá của núi lửa.

Từ trên đường cao nhìn ra phía biển,

cả một đồng bằng tro than trải dài

bất tận như đang rùng rùng tiến ra

Thái Bình Dương thì lại thấy sức kiến

tạo của núi lửa. Được biết, từ vụ phun

trào tháng Giêng năm 1983 đến nay,

Hành trình

đi tìm thần Lửa

trên đảo Hawaii

Bài:

THU TÂM

Ảnh:

THU TÂM, ĐÀO THANH SƠN

Lòng chảo miệng núi lửa Kilauea tròn vạnh đang nhả khói giữa trưa nắng

Những sợi đá basal kính được coi là

tóc của nữ thần Pele

Dung nham nóng đỏ chảy tràn trên mặt cánh đồng nham thạch.

Nhưng vì sự an toàn bản thân và lòng kính trọng thần Pele hãy chỉ

ngắm nhìn, tối kị chọc chạm hoặc nướng bất kì thứ gì trên đó.