50
B
ên cạnh miền đá bất tận
cao nguyên Đồng Văn - Hà
Giang, năm 2016, người
Việt Nam đã lập hồ sơ
Công viên địa chất toàn cầu Non
nước Cao Bằng để trình quốc tế
công nhận.
Đây thác Bản Giốc. Con thác
huyền thoại nổi tiếng không chỉ ở Cao
Bằng, không chỉ ở Việt Nam. Đó là
một bước đi hữu tình và lơ đễnh để
rồi đầy thi vị của vỏ Trái đất. Sông
Quây Sơn lạ lùng, đến giờ chắc chắn
vẫn đang nuôi dưỡng khát vọng làm
một kí sự ra trò của những người làm
báo Việt Nam. Sông nhỏ, xanh lơ,
trong vắt, tre pheo la đà, hoa tam
giác mạch như sương khói đôi bờ.
Cây cổ thụ sà xuống sát mép nước.
Các cọn nước to như gian nhà, phủ
đầy rêu mốc nối tiếp nhau quay như
đàn quái thú đến từ thuở hồng hoang.
Những bến nước Tày êm đềm hoa
cỏ, lại thêm bắp chân trần trắng nõn
của sơn nữ áo chàm dầm nước giặt
khăn, cứ như đang lí lơi vẫy gọi lũ cá
trầm hương. Loài cá nhỏ, như được
ướp sẵn đủ thứ thảo dược đáy sông ở
trong bụng chúng rồi vậy. Thế nên, nó
có tên thơm ngát là Trầm Hương ngư,
nên nó là loài cá tiến Vua danh tiếng.
Cá trầm hương bây giờ vẫn còn khá
nhiều. Các loài cá nheo, cá “nguyên
sinh” của bụng nước trong vắt luồn lỏi
giữa núi rừng hoang dại Quây Sơn
vẫn còn nhiều lắm. Người Tày ở Ngọc
Côn, Ngọc Khuê, Thông Huề ngồi
mỏm đá thả câu một buổi chiều được
vài chậu thau. Bạn bè tôi chơi flycam-
ing tràn ngập hứng khởi. Hắn “bay”
trên bầu trời biên ải Trùng Khánh,
quay những thước phim như trong cổ
tích về sông Quây Sơn, núi lượn sóng
trải dài vô tận, nếp nhà sàn lợp ngói
âm dương ềm ệp trong nắng sớm tinh
khôi và thác Bản Giốc như từ trời xanh
xổ mái tóc dày trắng khổng lồ xuống
nhân gian. Thác Bản Giốc ra đời do
nhiều triệu năm trước, đáy sông đầy
đá lớn của dòng nước thắm Quây Sơn
bị đột ngột sụt xuống, “cốt nền” ụp
một cái giảm độ cao hẳn 35m. Nước
vòi vọi gầm rú rót xuống, cộng với các
độ chênh bụng sông và đứt gẫy địa
chất khác nữa, tính ra từ chân thác
đến đỉnh thác khoảng 70m. Chiều
rộng của thác chính và thác phụ lên
tới 208m. Đặc biệt, giữa đỉnh thác lại
có một khối đá lớn muôn đời phủ rêu,
cỏ và cây cối lúp súp. Nhiều người ưa
mạo hiểm hay ngồi ở triền đá xanh
nhô giữa biển nước trắng toát gào réo
đó mà thả câu dọc cả ba tầng con
thác giữ nhiều kỉ lục Việt Nam. Được
trời đất nâng lên sụp xuống chia thành
các nhánh, với 3 tầng “áng tóc trữ
tình” của một kì quan, thác Bản Giốc
được loài người tôn vinh là con thác
biên thùy lớn thứ tư trên thế giới.
Bên cạnh những điểm đến vang
danh thiên hạ đã nhiều đời, Cao Bằng
còn nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn Trời ban mà
không phải ai cũng có cơ hội để mắt
tới. Ví như Đền thờ Vua Lê và khu vực
Thành Nà Lữ ở huyện Hòa An. Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lời sấm
truyền khét tiếng được sử sách lưu
truyền về đủ thứ chuyện ở nước Nam
thì ai cũng biết cả. Song, lạ lùng nhất
phải kể đến câu:
Cao Bằng tuy tiểu,
khả diên sổ thế
- đất Cao Bằng tuy
nhỏ nhưng cũng có thể giúp vua tôi
nhà Mạc duy trì quyền lực của mình
đến vài đời. Thật khó lí giải, thế kỉ
16, nhà Mạc đã theo lời của quân sư
danh tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay
cả khi mất quyền lực ở kinh đô Thăng
Long, vẫn xây thành lũy khắp các
Bắc Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang
rồi Cao Bằng để rồi “trụ” với đủ cung
điện, xưởng chế tác vũ khí, chiêu binh
mãi mã, củng cố “vương quyền” được
(thêm) những 82 năm nữa ở Cao
Bằng. 82 năm có thể ngắn với nghìn
năm lịch sử, nhưng quá dài đối với
một vài kiếp người. Lịch sử Việt Nam
hình như chưa có triều đình nào kì lạ
với vùng đất “tuy tiểu” mà “khả diên
sổ thế” như vậy. Người ta bảo, cụ
Trạng Trình trên thông thiên văn, dưới
tường địa lí, thấy rõ cái thế đất lành
hình chữ “Vương” ở thành Nà Lữ, thấy
núi non Cao Bằng vượng khí mà nhân
hòa vật thịnh. Các nhà khoa học thì
nói cụ thể hơn: hệ thống đồn lũy, các
công sự trấn thủ của nhà Mạc quây
kín nhiều xã phía Tây thành phố Cao
Bằng hiện nay vẫn còn đó. Rõ ràng,
nhà Mạc “vững âu vàng” được là nhờ
vỏ Trái đất tạo tác ra các thế đất hiểm,
chờ người biết nhìn xa trông rộng để
mưu đồ đại nghiệp: mưu sự tại nhân,
thành sự tại thiên.
Bây giờ, khách lãng du đến thành
Nà Lữ được khởi xây bằng đất từ đời
nhà Đường, hơn một nghìn năm qua,
bao nhiêu dâu bể tràn qua, nhiều dấu
tích của các công trình (sau này gia cố
bằng đá và các thân gỗ nghiến nghìn
năm tuổi cứng như thép) vẫn trơ gan
cùng tuế nguyệt. Cả khu rừng đạn
đá, nhiều vạn viên tròn xoe sử dụng
cho máy bắn đá, súng thần công vẫn
còn ẩn tàng trong lòng các rông núi,
vẫn trở thành nền cốt cho cư dân xây
dựng nhà cửa. Viện Khảo cổ học Việt
Nam đã lên thành Nà Lữ khai quật,
PTS.TSTrình Năng Chung kết luận về
hỏa khí mạnh, vũ khí tinh nhuệ của
nhà Mạc qua các di vật mà giới khoa
học Việt Nam đang lưu giữ. Chỉ một
hố khai quật rộng hơn 3m 2, Viện
Khảo cổ đã tìm thấy hơn 500 viên
đạn đá, bên cạnh là đạn sắt và ngói
âm dương. Bà Ngô Cẩm Châu, Phó
Giám đốc Bảo tàng Cao Bằng tự hào
giới thiệu với nhà báo kho đạn đá lớn
nhất Việt Nam mà họ đang lưu giữ:
hơn 3.000 viên. Vừa rồi, ở khu vực
Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ
(tỉnh Thanh Hóa), người ta đào được
khoảng 100 viên đạn đá mà giới báo
chí và những người yêu chuyện xưa
đã xôn xao đưa tin rồi phân tích. Chứ
nếu lên các rông núi ken dày, phủ kín,
tầng tầng lớp lớp đạn đá được tạo tác
cầu kì, tròn xoe, đủ kích cỡ, thì chắc
chắn ai cũng phải ngạc nhiên
thảng thốt.
Công viên địa chất toàn cầu
(ĐCTC) Cao nguyên đá Đồng Văn Hà
Giang của Việt Nam rất lạ và đẹp.
Nhưng cái riêng có của Công viên
ĐCTC Non nước Cao Bằng khi được
vinh danh, lại là sự phong phú thể
loại thắng cảnh, sự kì bí hữu tình kiểu
“non kì thủy tú”. Vùng Lục Khu cũng
đá tai mèo phún sắc mênh mông, y
xì một kiểu địa hình, một dải đá khát
xám ngoét, nó là sự kéo dài của chính
địa hình, địa mạo cao nguyên Đồng
Văn - Mèo Vạc. Vậy thăm xong một
Công viên ĐCTC ngay tại Lục Khu,
bạn vẫn được thiên nhiên Cao Bằng
nồng thắm đón chào với đủ loại hình
khác nữa. Có thác lớn, sông êm đềm,
Theo “bước chân”
kiều diễm
của vỏ Trái đất
Phóng sự của HOÀNG DUY NGUYÊN
Từ thượng cổ đến giờ, cả dải đất Việt Nam, vùng địa đầu
biên ải Cao Bằng là một trong số rất ít các địa
phương được vinh danh với cụm mĩ từ đầy kiêu hãnh:
“Non nước Cao Bằng”. Sơn thủy hữu tình, thác cao động
hiểm, vẻ mĩ miều hoang sơ vẫn được bảo toàn đến tận
bây giờ. Du lãm Cao Bằng, người ta như thấy được từng
bước đi kiều diễm của trời đất từ thuở tạo sơn. Nếu
thật sự có ông Đùng bà Đoàng ngồi nặn vỏ Trái đất
ra những hình thù tuyệt đẹp ban phát cho các điệu
hồn lãng mạn của nhân gian, thì phải nói rằng: “Các
cụ” rất ưu ái với non nước Cao Bằng.
Kì quan Núi Thủng ở Trà Lĩnh, Cao Bằng
Xuân Mậu Tuất 2018