Previous Page  49 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 120 Next Page
Page Background

49

trên ruộng bậc thang Nậm Sài

Bài và ảnh

: THANH TAM

Mùa lúa

C

húng tôi ra khỏi cao tốc Hà Nội - Lào Cai tại

nút Xuân Giao rồi rẽ vào Nậm Sài, quãng

đường chừng 30 km uốn lượn bên những

con suối và những thửa ruộng bậc thang

mơn man hương lúa. Khác với Sapa lúc nào cũng tấp

nập khách du lịch, Nậm Sài vắng vẻ nép mình dưới

chân dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ. Từng thửa ruộng bậc

thang trải dài bên suối đẹp tựa bức tranh, xa xa dưới

thung lũng là một vài bản nhỏ chỉ chừng mươi nóc nhà

của dân tộc Dao Đỏ, Mường, Xa Phó. Lúc đó, khí hậu

đương vào thu vô cùng dễ chịu, mọi thứ hài hoà thật

thích hợp cho một kì nghỉ ngắn hạn. Nậm Sài chỉ có

duy nhất một homestay mới đi vào hoạt động nằm bên

bờ suối, chủ nhà kiêm luôn cả lễ tân và đầu bếp. Cậu

trai còn rất trẻ nhưng nấu ăn cực ngon. Homestay gồm

một nhà sàn rộng giống như phòng sinh hoạt cộng

đồng và hai nhà sàn nhỏ riêng tư bên bờ suối nước

trong và mát lạnh.

Mỗi lần đến đây tôi đều tìm thấy một cảm giác rất

an nhiên, không thế sao được khi mà Nậm Sài luôn

mang tới cho chúng tôi những điều bất ngờ. Buổi sáng,

chúng tôi hò nhau dậy sớm leo lên những con dốc cao

lổn nhổn đá, chỉ vất vả một chút xíu là được chạm vào

mây và những thửa ruộng bậc thang trải dài bất tận.

Chúng tôi đứng trên đỉnh dốc thi nhau hít những hơi

thật dài để thứ không khí trong lành của miền núi cao

ngấm vào cơ thể mang lại sự sảng khoái vô cùng.

Từng đám mây trắng như bông từ thung lũng bay

lên trời lúc mỏng như sợi khói, lúc như đàn mèo lười

nhởn nhơ nối đuôi nhau bò từ sườn bên này sang sườn

bên kia. Bầy chim sẻ béo nung núc thấy có người tới

là giật mình bay vù lên rồi lại đậu ríu ra ríu rít xuống

ruộng lúa vàng. Mặt trời ló ra sau đỉnh núi đỏ rực, một

ngày mới bắt đầu trên những thửa ruộng bậc thang đã

thấp thoáng bóng người.

Nậm Sài là vùng đất đa sắc của người Dao,

người Mường và người Xa Phó nên cũng là nơi mà

chúng tôi có thể tìm hiểu phong tục tâp quán của

người dân trong bản. Hôm chúng tôi đến nhằm

đúng ngày Rằm tháng 7 - ngày lễ lớn của năm. Lễ

diễn ra suốt ba ngày, mọi người thân trong nhà sẽ

tụ tập với nhau, nhà nào có lợn thì mổ lợn, có gà thì

mổ gà. Trong bếp nhà ai cũng có bánh, thứ bánh

được làm từ củ chuối già giã nhỏ với bột nếp và

mật mía có nhân là lạc hoặc đỗ, ăn rất lạ và ngon.

Người Dao Đỏ diện những bộ trang phục

đỏ tươi rực rỡ. Người Xa Phó nổi bật

với váy áo thêu sặc sỡ trên nền vải

chàm đen. Người Tày chỉ mặc

áo nhuộm chàm nên chỉ cần

nhìn vào trang phục để đoán

được họ là người dân tộc

nào. Chúng tôi vào một bản

nhỏ của người Dao. Người

dân ở đây rất hiếu khách, ríu

rít mời chúng tôi vào bếp (nơi

quan trọng nhất trong nhà) để

mời ăn bánh, mời ở lại ăn rằm,

mời tắm thứ nước lá của họ. Chúng

tôi ngồi bên bếp trò chuyện, miền

xuôi hỏi về miền ngược, miền ngược hỏi về

thành phố, bầu không khí thân thiện và ấm áp khiến

chúng tôi mãi không muốn rời đi.

Mỗi địa danh ở nơi đây đều gắn liền với một con

suối, từ Nậm Sài, chúng tôi có thể đi bộ tới Nậm Cang

(chừng 5 - 6km), hay ngược dốc đi tới Nậm Sang.

Đường quanh đây rất đẹp vì có thể thấy những thửa

ruộng bậc thang thay đổi liên tục. Chán đường có sẵn,

chúng tôi men theo những con suối, đi dọc bờ suối ở

đây thật thích bởi suối thường nằm ở dưới đáy thung

lũng, hai bên bờ đầy hoa dại và những cây ổi mọc lên

thành rừng. Tháng 7 Âm lịch cũng là mùa ổi chín, loại

ổi ta chín vàng thơm nức mũi, ngon ngọt vô cùng. Chỉ

cần lướt qua dăm ba cây là có thể hái cả chục kilo

trong khi “vườn ổi” hai bên bờ suối dài đến bất tận!

Lòng suối ở đây có khá nhiều cát và những tảng đá

to tạo nên những điểm nghỉ chân lí tưởng. Ngồi trên

một tảng đá giữa lòng suối chảy ầm ào ngắm núi rừng

hùng vĩ và thưởng thức ổi chín vừa thu hoạch được quả

là rất tuyệt.

Đôi khi trên đường đi chúng tôi lại

bắt gặp những thác nước nhiều

tầng và những cây cầu treo vắt

qua suối đẹp tựa bức tranh. Buổi

chiều, đoạn suối chảy qua nơi

chúng tôi ở còn là nơi lí tưởng

cho các em nhỏ đi học về tắm

suối, chúng vứt cặp sách và

quần áo trên bờ rồi thi nhau

nhảy xuống suối nô đùa, suối và

người cùng reo tạo nên một bầu

không khí tràn đầy âm thanh vui vẻ

và sống động. Nhớ những buổi chiều

bàng bạc nắng xiên thành những sợi ray

soi lên từng thửa ruộng bậc thang, thứ nắng

cuối ngày vừa dịu dàng vừa rực rỡ. Bước chân lang

thang cả ngày của chúng tôi như chùng lại khi trước

mặt là những đỉnh núi mây ôm quấn quýt, khói lam

chiều mờ ảo trong thung lũng thật yên bình quá đỗi gợi

lên một nỗi nhớ nhà.

Sẽ thật thiếu sót nếu không kể về những món ăn

đặc trưng của vùng cao được chế biến rất vừa miệng

của chủ nhà: cơm lam ống, cá nướng hay đơn giản là

gà luộc đều có hương vị rất ngon do được nuôi trồng

tự nhiên; măng rừng luộc cùng rau củ quả hay xào với

tỏi; đặc biệt là món thịt lợn được tẩm ướp thứ gia vị

của bản làng, nướng hay rang đều rất thơm ngon.

Sự phong phú về cảnh sắc, phong tục và các món

ăn khiến Nậm Sài sẽ là nơi chúng tôi chọn cho những

ngày ngắn ngủi xa thành phố để khám phá cảnh quan

thiên nhiên và tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc

vùng cao.

Khi mùa thu mang hương cốm ùa vào

thành phố cũng là lúc dân xê dịch

lại háo hức xách ba lô chinh phục

những nẻo đường Tây Bắc. Ở đó, mùa

thu phủ lên đám ruộng bậc thang

một mầu vàng óng ả, lúa bắt đầu

nặng hạt uốn mình cong như những

lưỡi câu báo hiệu một mùa bội thu,

bản làng dường như bận rộn hơn bởi

những ngày tết thu hoạch. Tôi cũng

háo hức chờ hai ngày cuối tuần để

tới Nậm Sài.

Nậm Sài đương mùa lúa chín, từng thửa,

từng thửa lúa vàng óng ả thả dài xuống tận

thung lũng sâu hun hút. Lúa chín toả ra thứ

hương thơm man mát của rơm rạ, của mùa

màng, mùi của mùa thu và những hạt sương

sớm còn đọng lại trên lá long lanh.

Cánh đồng bắt đầu mùa thu hoạch

Bản làng được dựng lên dọc theo bờ suối

Người phụ nữ

Dao đỏ đi cắt lúa

Xuân Mậu Tuất 2018