Truyền hình
-
39
truyền hình có xu hướng sụt giảm thì
khán giả, đặc biệt là đối tượng trẻ theo
dõi internet lại ngày càng gia tăng cả
về số lượng lẫn thời gian. Năm qua,
các dịch vụ trực tuyến như YouTube và
AOL cũng đặt mục tiêu phải giành giật
dòng tiền quảng cáo từ các kênh truyền
hình sang túi của mình.
Quảng cáo truyền hình ngày càng
trở nên khó khăn do chính sách “thắt
lưng buộc bụng” trong thời kì kinh tế
suy thoái buộc các doanh nghiệp phải
căn ke từng đồng. Mới đây, ít nhất 20
công ti gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng như:
Walgreens, General Mills, Pizza Hut,
Choice Hotels, Leaf Iced Tea… đã nói lời
tạm biệt với chương trình thực tế ăn
khách trên kênh TLC “
19 Kids and
Counting
” (Gia đình 19 đứa trẻ) ngay
sau khi rò rỉ thông tin, một trong những
ngôi sao của chương trình là Josh
Duggar bị điều tra do dính líu đến việc
lạm dụng tình dục một vài bé gái vị
thành niên.
19 Kids and Counting
không
phải là một chương trình chạy theo thị
hiếu giật gân, câu khách theo kiểu ngày
một, ngày hai, kể từ khi ra mắt năm
2008, nó đã trở thành một trong những
chương trình ăn khách hàng đầu trên
kênh TLC. Đây là một chương trình thực
tế ghi lại cuộc sống gia đình Duggar
gồm bố mẹ là Jim Bob và Michelle cùng
19 đứa con của họ, vốn là những tín đồ
Thiên chúa giáo đến từ vùng Arkansas.
Mùa chương trình gần đây nhất đạt
lượng khán giả trung bình khoảng 3,5
triệu người xem mỗi tập trong tháng Tư,
thu về 25 triệu USD quảng cáo từ
truyền hình trong 2014, theo thống kê
của công ti
iSpot.tv. Việc rút lui ồ ạt của
hàng loạt doanh nghiệp khỏi chương
trình
19 Kids and Counting
đã cho thấy
sự phát triển ồ ạt của các mạng xã hội
khiến các doanh nghiệp rất nhạy cảm
và cẩn trọng với các scandal liên quan
đến chương trình đầu tư.
Truyền hình thiếu nhi có
“sống khỏe”?
Trong bối cảnh thị trường quảng
cáo truyền hình lâm vào cảnh chợ
chiều, địa hạt truyền hình thiếu nhi
dường như có nhiều dấu hiệu khả quan
hơn cả. Hơn ai hết, các doanh nghiệp
là người thấu hiểu: “Trẻ em mới chính là
người quyết định túi tiền mua sắm chứ
không phải cha mẹ của chúng”, nhờ
vậy các kênh truyền hình thiếu nhi vẫn
có thể sống ổn trong thời kì quảng cáo
truyền hình truyền thống thoái trào.
Bằng chứng là những tên tuổi đình đám
như: Nickelodeon, Cartoon Network,
Disney, Disney Junior… vẫn duy trì mức
tăng trưởng đều.
Trên thực tế, những nhận định này
được đưa ra sau khi hãng Viacom
quyết tâm tăng tỉ lệ người xem chương
trình trên Nickelodeon, đồng thời vừa
hoàn tất nhiều bản hợp đồng dài hạn
với một vài doanh nghiệp lớn. Kênh
Cartoon Network cũng tiến hành đàm
phán với các nhà quảng cáo nhằm
tăng lượng khán giả nam và nữ từ 6 -
11 tuổi. Trong quý 4 năm nay, ý định
ra mắt một vài bộ phim ăn khách, điển
hình là
Star Wars
(Chiến tranh giữa các
vì sao) của hãng Walt Disney đã khiến
không ít doanh nghiệp “đặt chỗ” quảng
cáo trên các kênh thiếu nhi.
Một cuộc nghiên cứu của công ti
Deloitte tiến hành năm 2014 cho thấy
lượng khán giả trong độ tuổi 16 - 20
dành thời gian xem truyền hình và phim
trên máy tính, máy tính bảng và điện
thoại thông minh nhiều hơn là thông
qua chiếc tivi truyền thống. Đó là lí do
các kênh truyền hình thu hút khán giả
trẻ đang sở hữu lợi thế lớn hơn cả.
Mặc dầu thị phần quảng cáo trên
các kênh truyền hình thiếu nhi năm
2014 có sụt giảm đôi chút theo xu
hướng chung nhưng lại có dấu hiệu
khởi sắc trong năm nay. Hãng Viacom
thậm chí còn huy động mọi nguồn lực
tận dụng các kênh thiếu nhi để câu kéo
khách quảng cáo cho các kênh khác
như: MTV hay Comedy Central. Gần
đây, một số doanh nghiệp có tiếng trên
khắp toàn cầu như: General Mills,
Coca-Cola, L’Oreal, Unilever hay
Johnson & Johnson… cũng không giấu
hoạch định chiến lược truyền thông dài
hạn thông qua các kênh truyền hình
thiếu nhi.
An Khê