40
-
Truyền hình
B
ảo vệ động vật hoang dã
Hiện trạng quần thể
hổ tự nhiên
Hổ ở Việt Nam thuộc phân loài hổ
Đông Dương (
Panthera tigris corbetti
).
Theo sách Đỏ Việt Nam (2007), hổ
Đông Dương được xếp bậc cực kì nguy
cấp (CR). Phân loài hổ Đông Dương
phân bố tại các nước: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan và Myanmar.
Trong cuốn sách
Trên đường Cái Quan
được xuất bản vào năm 1925, tác giả
người Pháp Roland Dorgelès viết, trên
toàn cõi Đông Dương có khoảng 80
nghìn cá thể hổ hoang dã, đây chỉ là
con số ước đoán của một nhà văn,
xong chắc chắn rằng số lượng hổ tại
Đông Dương là rất nhiều. Trong cuốn
sách, tác giả mô tả tần xuất hổ ra
đường hay vào các khu vực dân cư tấn
công người, gia súc là rất lớn. Từ thập
kỉ 60 của thế kỉ 20 trở về trước, Việt
Nam có tới hàng ngàn con hổ sinh
sống trong tự nhiên, thậm trí có cả ở
một số đảo gồm bờ biển phía Đông -
Bắc của đất nước. Tuy nhiên, theo kết
quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật năm 2011, số lượng hổ
hoang dã của Việt Nam đã suy giảm
nghiêm trọng, ước tính chỉ còn khoảng
từ 27 - 47 cá thể tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Mường Nhé, Vườn Quốc gia Pù
Mát, Vũ Quang, Chư Mom Ray và Yok
Đôn.
Hổ Việt Nam đang phải đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng do hai nguyên
nhân chính, đó là bị săn bắt, buôn bán
trái phép và mất sinh cảnh sống. Tình
trạng săn bắt, buôn bán trái phép hổ
và con mồi của hổ diễn ra phức tạp,
khó kiểm soát. Đây từng là nguyên
nhân chính làm suy giảm quần thể hổ
và cũng là mối de dọa nghiêm trọng đối
với hổ ở Việt Nam. Việc mất sinh cảnh
sống, trong đó có sự suy giảm con mồi
của hổ do các hoạt động phát rừng lấy
đất canh tác nông nghiệp, chuyển đổi
đất rừng thiếu quy hoạch và phát triển
cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chính tác
động đến quá trình tuyệt chủng loài hổ.
Bên cạnh đó, các hoạt động tác động
đến rừng như khai thác gỗ, mở rộng
nương rẫy, cháy rừng, phá rừng trồng
cây công nghiệp, xây dựng thủy điện,
đường xá, khai khoáng... đe dọa trực
tiếp đến khả năng phục hồi quần thể
hổ, con mồi của hổ. Diện tích rừng tự
nhiên của Việt Nam giảm từ 43%
những năm cuối thế kỉ 20 xuống còn
17% hiện nay, đã và đang đẩy nhiều
loài thú lớn như voi, hổ, tê giác đến
nguy cơ tuyệt chủng do thiếu thức ăn và
nơi cư ngụ. Hiện trạng hổ hoang dã
còn rất ít, phân bố rải rác thành các
quần thể nhỏ, không có sự giao lưu,
trao đổi di truyền có thể sẽ dẫn đến
hiện tượng suy thoái nguồn gen, suy
thoái di truyền. Bên cạnh đó, nhiều địa
phương có hổ sinh sống đang tiến hành
hoặc có kế hoạch xây dựng các đường
giao thông liên huyện, liên tỉnh, tuần tra
biên giới và các công trình cơ sở hạ
tầng đã tạo nên nguy cơ chia cắt sinh
cảnh của hổ và con mồi.
Những giải pháp cấp bách
Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XI
về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và
Viêt Nam la môt trong các khu vực có đa dang sinh hoc cao trên thê giơi, vơi
cac hê sinh thai tư nhiên phong phu, đa dang trong đó có nhiều loài động
vật, thực vật đăc hưu, co gia tri và là một trong 13 quốc gia còn có hổ sinh
sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh
tế, các nguồn tài nguyên quý giá của tự nhiên dần bị cạn kiệt, nhiều loài động
vật, thực vật hoang dã trở lên nguy cấp và bị đe dọa tuyệt chủng, trong số
đó có phân loài hổ Đông Dương.
Bảo tồn hổ Việt Nam
Hổ Đông Dương
Thông điệp
Không buôn bán, tiêu thụ động
vật hoang dã nguy cấp và sản
phẩm của chúng. Hãy thông báo
cho Cục cảnh sát PCTP Môi
trường theo số 06945227 khi
phát hiện ĐVHD bị buôn bán.