Background Image
Table of Contents Table of Contents
Previous Page  41 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 41 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

41

bảo vệ môi trường” đã xác định các

nhiệm vụ đến năm 2020. Đó là “Bảo vệ

nghiêm ngặt các loài động vật hoang

dã, các giống cây trồng, cây dược liệu,

vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có

nguy cơ bị tuyệt chủng”. Ngày

16/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 539 phê duyệt

Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ

giai đoạn 2014 - 2022. Đây được coi

là một sự tiếp cận tổng thể, một chương

trình đồng bộ lâu dài, cần được ưu tiên,

tập trung nguồn lực thực hiện các giải

pháp mang tính khả thi trong thời gian

tới. Trước hết, phải xây dựng chương

trình giám sát quần thể hổ và con mồi

của hổ trong tự nhiên, hoạt động gây

nuôi hổ; lồng ghép hoạt động quy

hoạch các khu vực ưu tiên bảo tồn hổ

với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng.

Tăng cường công tác đấu tranh với các

tội phạm buôn bán trái phép động,

thực vật hoang dã; nâng cao năng lực

cho các cán bộ quản lí và thực thi pháp

luật về bảo tồn, bảo vệ hổ và con mồi

của hổ. Nghiên cứu và ứng dụng khoa

học, công nghệ; giáo dục tuyên truyền

nhằm thực hiện các nội dung của

Chương trình bảo tồn hổ. Ưu tiên thực

hiện các nghiên cứu, chuyển giao và áp

dụng các giải pháp khoa học công

nghệ tiên tiến của thế giới về quản lí,

bảo vệ và giám sát hổ, con mồi của hổ

như công nghệ viễn thám (GIS), công

nghệ quét radar trong theo dõi diễn

biến tài nguyên rừng. Khuyến khích các

sáng kiến, giải pháp khoa học kĩ thuật

trong nước về quản lí, bảo tồn, bảo vệ

hổ, con mồi của hổ. Tăng cường và đa

dạng hóa các nguồn đầu tư cho công

tác quản lí, bảo tồn hổ; xây dựng kế

hoạch cụ thể thực hiện chương trình.

Bảo đảm kinh phí cho công tác quản lí,

bảo vệ hổ, chú trọng đầu tư cho hoạt

động bảo tồn hổ ngoài tự nhiên và đấu

tranh, phòng ngừa hoạt động săn bắt,

buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép. Nghiên

cứu và áp dụng các cơ chế tài chính

mới và bền vững để đầu tư, hỗ trợ cho

quản lí, bảo tồn hổ và con mồi của hổ

như cơ chế đồng quản lí rừng, cơ chế

chi trả dịch vụ môi trường. Giáo dục và

nâng cao nhận thức, khuyến khích

cộng đồng tham gia bảo tồn hổ. Việc

hợp tác với các nước, đặc biệt với các

nước có chung đường biên giới để nâng

cao hiệu quả kiểm soát hoạt động buôn

lậu hổ xuyên biên giới, cũng như đánh

giá tính khả thi thiết lập khu bảo tồn hổ

liên biên giới đang là vấn đề cấp thiết

hiện nay. Đi đôi với thực hiện giải pháp

tham gia và thực hiện các điều ước

quốc tế có liên quan về quản lí, bảo vệ

hổ, nhằm bảo vệ và bảo tồn loài hổ

Đông Dương theo hướng bền vững và

lâu dài.

Thu Huệ

Ngày

29/7/ 2010

được chính thức công bố là ngày Quốc tế về

Bảo tồn hổ ngay trước thềm

Hội Nghị Thượng đỉnh về hổ

diễn ra tại

thành phố

Xanh Pê-téc-bua

của

Nga

với sự hiện diện của các quốc

gia có hổ.

Hội nghị đã quy tụ những người đứng đầu các nước có hổ với cam

kết nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 với kinh phí đầu

tư gần 350 triệu

USD

. Kể từ đó, ngày 29/7 hàng năm được tổ chức

kỉ niệm để nhấn mạnh tình hình

đáng báo động

của loài hổ và kêu

gọi ủng hộ công tác bảo tồn chúng ở tất cả 13 nước còn hổ sống

ngoài tự nhiên. Mục tiêu của ngày này là hoạch định chiến lược bảo

vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo

vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng.

Một vụ buôn bán hổ trái phép bị bắt giữ

Ngày quốc tế về Hổ