Truyền hình
-
37
và nghe họ kể về truyền thống dùng nỏ
săn chuột đá, đi rừng tìm ong mật, leo núi
đá tìm hoa lan… Từ người già đến thanh
niên đều rất thành thạo kĩ năng đi rừng,
họ có thể đi mấy ngày liền mà vẫn hoàn
toàn thích nghi với môi trường và địa hình
trong rừng. Với họ, đi rừng không chỉ để
sinh nhai mà nó đã thành cái “thú” để
thoả mãn tình yêu dành cho rừng, cho
thiên nhiên.
Tuy nhiên, dưới góc độ của êkip sản
xuất thì trải nghiệm đi rừng này cũng
không “thú” lắm (cười). Ngoài những vất
vả trong việc di chuyển và tác nghiệp ở
địa hình hiểm trở, chúng tôi cũng phải đối
mặt với nguy hiểm và những điều không
thể lường trước được. Ví dụ như việc quay
cảnh săn chuột ban đêm trong núi. Theo
lời của những người đi rừng có kinh
nghiệm, đi ban đêm trong rừng rất dễ
gặp rắn, vì rắn cũng thích đi săn chuột
đá. Chúng tôi cũng chỉ biết trông chờ vào
sự may mắn, mong không gặp phải “đối
thủ” nguy hiểm này. May mắn là cuối
cùng không ai bị sao, nhưng cả đoàn lại
bị ướt sũng vì một cơn mưa bất ngờ.
Sức hấp dẫn của chương trình
Vietnam Discovery
là thông qua trải
nghiệm của những vị khách nước ngoài,
khán giả cảm nhận được vẻ đẹp của đất
nước Việt Nam và văn hóa, phong tục tập
quán của người Việt. Có thể nói, khâu lựa
chọn nhân vật luôn rất quan trọng, Hồng
Nhung có những kỉ niệm đáng nhớ ra sao
với các nhân vật trải nghiệm?
Trước khi ghi hình, hầu hết các nhân
vật người nước ngoài đến với chúng tôi
đều nghĩ rằng, người Việt Nam làm được
thì họ cũng sẽ làm được, bởi họ có lợi thế
về thể lực và vóc dáng. Thế nhưng ra
ngoài thực tế, nhiều nhân vật đã phải rất
vất vả để hoàn thành công việc “tưởng
chừng như đơn giản” ấy. Tôi vẫn còn nhớ
bạn Rodwell Chigome, một chàng trai
đến từ Nam Phi đã rất hào hứng khi được
tham gia vào công việc sản xuất muối của
người dân làng Bạch Long, Nam Định.
Hăm hở chở những xe cát ra cánh đồng
trong cái nắng đổ lửa từ trên trời trút
xuống và từ dưới mặt đất hun lên, sau
khoảng 5 phút làm việc, Rodwell đã cảm
thấy không chịu nổi cái nóng như thiêu
đốt và phải tìm bóng râm để nghỉ. Trong
khi đó, những diêm dân khác vẫn phải
tiếp tục công việc để đảm bảo có một mẻ
muối tốt vào cuối ngày. Sau đó, chính
Rodwell đã trả lời phỏng vấn của chúng
tôi và nói rằng, không ngờ những người
dân Việt Nam nhỏ bé có thể làm việc một
cách bền bỉ và nhẫn nại đến như vậy.
Rodwell chia sẻ thêm, nhờ chương trình
mà cậu đã nhận ra bao mồ hôi công sức
của diêm dân để làm ra hạt muối và cậu
sẽ không bao giờ lãng phí một hạt muối
nào nữa trong cuộc đời mình.
Vietnam Discovery
là một trong số ít
các chương trình của Việt Nam được phát
sóng cả bản gốc trên kênh truyền hình
nước ngoài như kênh Arirang của Hàn
Quốc. Có phải đây là dấu hiệu khẳng định
“đẳng cấp” của chương trình và cũng là cơ
hội để những người thực hiện tiếp cận với
cách làm hiện đại của thế giới?
Ngay từ đầu, khán giả mục tiêu của
Vietnam Discovery
là khán giả quốc tế,
những người có thể tiếp cận nhiều hơn với
các chương trình có nội dung tốt và uy tín,
họ hoàn toàn có thể từ chối xem chương
trình nếu cách tiếp cận không hợp với gu
của họ. Mặc dù vậy, khi được phát trên
các kênh quốc tế, chúng tôi cũng có áp
lực là phải nâng cao hơn nữa chất lượng
để rút ngắn khoảng cách với các chương
trình khác cùng trên kênh đó. Chúng tôi
coi đây là một cơ hội rất tốt để có thể
quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng
như nâng cao nghiệp vụ của mình. Còn
nhiều việc phải làm và cũng có rất nhiều
điều ấp ủ chúng tôi muốn dành cho “đứa
con tinh thần” này. Rất mong quý vị khán
giả sẽ tiếp tục ủng hộ chương trình!
BTV Nguyễn Thị Hồng Nhung làm
việc tại Phòng Tiếng Anh - Ban Truyền
hình Đối ngoại (VTV4) từ năm 2005.
Chị đã từng tổ chức sản xuất nhiều
chương trình lớn bằng tiếng Anh phát
trên sóng VTV4 và VTV1 như:
Vietnam
Discovery
(Khám phá Việt Nam),
Fine
Cuisine
(Món ngon), chương trình đặc
biệt Tết Nguyên đán
Ngày trở về
và
gần đây nhất là Phim tài liệu
Côn Đảo
mùa gió chướng
thực hiện nhân dịp kỉ
niệm 40 năm ngày Giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
Mai Chi
(Thực hiện)
Leo núi cao phải có dây thừng trợ giúp
Phút giải lao khi đi rừng
Ê kíp làm phim leo núi rất vất vả