34
-
Truyền hình
Đ
ối thoại
tư duy mới...
(Tiếp theo trang 33)
ĐD Thanh Hải chỉ đạo diễn xuất
Phim Mưa bóng mây
Phim Khi đàn chim trở về
hành xử của con người Việt
Nam, tạo nên sự khác biệt
cũng như tính hấp dẫn riêng
so với phim nước ngoài. Như
phim
Khi đàn chim trở về
đang phát sóng trên VTV1
chẳng hạn, cuộc chiến của
kiểm lâm và lâm tặc là vấn
đề được cả xã hội quan tâm.
Nhưng khi triển khai, chúng
tôi đã mở rộng câu chuyện
để khai thác dưới góc độ giải
trí qua những vụ án chặt
rừng, nhiều màn rượt đuổi
gay cấn, đan xen là quan hệ
tình cảm lắt léo: tình yêu và
sự chung thủy, những thách
thức khó khăn của các cô
giáo khi về vùng cao dạy
học, sự tranh đấu trong mỗi
con người trước cám dỗ của
đồng tiền… Khán giả xem
phim vừa thấy tính chân thực
trong cuộc chiến không cân
sức giữa kiểm lâm và lâm tặc,
những mưu mô, thủ đoạn bất
chấp luật pháp để chặt rừng
lấy gỗ, đồng thời cũng đồng
cảm trong diễn biến tâm lí
của các nhân vật. Đôi khi
thấy xót xa vì một số kiểm
lâm đã sa ngã, tiếp tay cho
cái xấu nhưng chia sẻ phần
nào khó khăn trong cuộc
sống và những nguy hiểm
mà họ đối mặt hàng ngày. Vì
vậy, rõ ràng phim không
tuyên truyền một chiều mà
tạo nên những hoàn cảnh
sống rất chân thực, cái xấu
và cái tốt đan xen trong suốt
câu chuyện. Sau cùng, khán
giả mới là người tự chiêm
nghiệm và cảm nhận thông
điệp ẩn sau các số phận
trong phim, thấy họ cũng như
người thân của mình và cũng
từng đối mặt với những thời
điểm phải tranh đấu để cái
tốt tồn tại trong xã hội. Đó
cũng là cách chúng tôi đang
tìm tòi phương thức sáng tác
để “mềm hóa” những vấn đề
tưởng như rất khô khan,
nặng tính hô hào, trở thành
câu chuyện mang tính đời
sống, gần gũi với tâm lí người
xem hôm nay.
Quay lại thời điểm cách
đây 1 - 2 năm, những bộ phim
như:
Đàn trời, Bí thư tỉnh ủy
đã được khán giả rất yêu
thích, vậy cách làm “mềm
hóa” phim chính luận theo
cách anh vừa chia sẻ, liệu có
mất đi tính chiến đấu của báo
chí và đi ngược lại mong
muốn của khán giả?
Tôi không nghĩ là cứ khai
thác trực diện các vấn đề
mạnh mẽ, thẳng thắn một
cách “khủng khiếp” mới ra
chất chính luận. Phim phải
dựa trên cơ sở câu chuyện và
những vấn đề sẽ khai thác
trong diễn biến tâm lí nhân
vật. Khán giả mong muốn
xem nhân vật đối mặt với
hoàn cảnh, tình huống sẽ
ứng xử ra sao, suy nghĩ để
lựa chọn cách sống thế nào,
chứ không muốn xem các
diễn viên minh họa, sao chép
y nguyên những hình mẫu đã
thấy từ các vụ việc trong xã
hội. Hơn nữa, văn nghệ
không thể làm thay báo chí.
Tôi đồng ý là nếu mình né
tránh các vấn đề nhạy cảm
thì phim sẽ hạn chế giá trị về
nội dung, nhưng không thể
nóng vội mà bê nguyên
những thứ vừa xảy ra trong
đời sống để minh họa thành
phim. Cái tài của người sáng
tác là biết quan sát, tổng hợp
phân tích hiện thực và hư cấu
để sáng tạo ra những câu
chuyện thu hút khán giả, ở
đó có diễn biến tâm lí, xung
đột làm nổi bật tính cách con
người. Vì thế, làm phim chính
luận luôn phải biết lựa chọn
vấn đề sẽ khai thác để đem
đến một câu chuyện phim
hấp dẫn, đáng tin cậy, đồng
thời phải cho khán giả “giật
mình” vì những gì đề cập
trong phim rất giống với
hiện thực.
Một bộ phim VFC đang
quay -
Bên bờ sông Vức
(tên