Truyền hình
-
35
tạm đặt) của đạo diễn Hồng
Sơn về vấn đề tranh đấu
quyền lực gây ra mất đoàn
kết nội bộ, tha hóa đạo đức
của đội ngũ lãnh đạo tỉnh…
được chúng tôi chuẩn bị kịch
bản suốt 2 năm qua, đến thời
điểm này mới thấy đủ thuyết
phục để đưa vào sản xuất.
Khán giả bây giờ đòi hỏi chất
lượng phim ngày càng cao,
cũng như cách họ cảm nhận
nội dung phim cũng thay đổi
so với những năm trước đây.
Không phải cái gì cũng kể lể,
diễn giải, ngay như cách xây
dựng kịch bản, không phải
cứ người tốt là cái gì cũng tốt,
xấu thì xấu tận cùng, cái đó
không còn phù hợp nữa.
Người ta bảo rằng, làm
phim chính luận là 3 cực: cực
khó, cực khổ, cực khô. Hơn
thế, nó cũng rất tốn kém kinh
phí sản xuất so với các dòng
phim khác. Ông có thể chia sẻ
nỗi khổ này của đơn vị?
Cái khó đầu tiên là chọn
bối cảnh: kì công, vất vả hơn.
Phim chính luận thường có
những vụ việc tiêu cực, có cái
xấu diễn ra, lại thường có
câu chuyện liên đới đến
người quản lí, nắm giữ các vị
trí trong xã hội nên khi đoàn
phim liên hệ chọn bối cảnh
để quay phim thường nhận
được lời từ chối. Tuy phim chỉ
là văn hóa, văn nghệ thôi
nhưng người ta vẫn sợ sự ám
chỉ hoặc cách nghĩ đơn giản
nhất là: “Phải thế nào thì họ
mới chọn ở đây để quay
chứ?” Vì vậy, đoàn phim
phải quay ở nhiều địa
phương, mỗi nơi vài bối cảnh
rồi về dựng lại thành một địa
danh hư cấu, như vậy cả
đoàn phải di chuyển, chia cắt
sản xuất thành nhiều đợt.
Cái cực khổ tiếp theo là sự
nhọc công dựng cảnh, tìm
kiếm cảnh thật để quay phim
rồi xin phép chính quyền tạo
ra sự cố như sập hầm, cháy
nổ, nứt vỡ công trình xây
dựng… theo ý đồ kịch bản.
Nhiều trường hợp, sau khi đi
chọn cảnh, đạo diễn phải
yêu cầu sửa kịch bản vì
không thực hiện được.
Ngoài ra, còn là sự phức
tạp cho diễn viên. Đóng phim
chính luận, diễn viên không
thể hời hợt, họ phải ngấm
vào nhân vật, hiểu từ lời thoại
với các ẩn ý che giấu động
cơ phía sau, thậm chí, diễn
viên phải trải nghiệm thực tế
thì mới làm tốt được.
Điểm mạnh của dòng
phim chính luận vẫn là nói
thẳng, nói thật về tiêu cực, tạo
sức hút từ giá trị thật của vấn
đề nóng. Vậy làm sao để nói
thật mà không… mất lòng lại
không né tránh, thưa ông?
Tuy đề cập đến vấn đề
tiêu cực nhưng khác với thể
loại phóng sự điều tra, phim
có quyền hư cấu, tạo dựng
nhân vật theo chủ ý sáng tạo.
Ví dụ, chắc ít có cán bộ kiểm
lâm nào lại chịu quá nhiều
thử thách và sức ép như nhân
vật Thành, cán bộ hạt kiểm
lâm trong
Khi đàn chim trở về
.
Khán giả xem sẽ thấy bóng
dáng của Thành ở rất nhiều
con người ngoài đời mà
chúng ta biết qua thực tế,
qua báo chí… vừa đối mặt với
cuộc chiến chống lâm tặc,
vừa chịu thói tiêu cực trong
chính nội bộ tha hóa, lại luôn
dằn vặt với nỗi lo cơm áo
gạo tiền và trách nhiệm, bổn
phận với gia đình. Xem phim,
khán giả thấy những vụ việc
tiêu cực được đan cài và lần
lượt tác động đến nhân vật,
cảm giác sự thỏa hiệp của
kiểm lâm với lâm tặc chỉ còn
ngày một, ngày hai. Như
vậy, phim vẫn đề cập thẳng
thắn đến sự tiêu cực trong
hoạt động bảo vệ rừng, sự
tha hóa đạo đức cán bộ
nhưng nhờ đó, phẩm chất
của người kiểm lâm càng
được tôn vinh.
Như vậy có thể thấy, việc
thẳng thắn tạo ra những hiện
tượng tiêu cực trên phim ảnh
là cần thiết, mô tả cái xấu để
ý thức phải hành động dẹp
bỏ đi cái xấu, đó cũng chính
là giá trị mà mỗi bộ phim
đem lại. Cũng có trường hợp,
vấn đề tiêu cực liên quan đến
một lĩnh vực cụ thể được khai
thác trên phim sẽ khiến ai đó
không thích, nhưng nếu đặt
giá trị của bộ phim và những
thông điệp mang tính xây
dựng nghiêm túc sẽ được
khán giả đón nhận. Với
người làm phim chính luận,
sợ nhất là mình làm hời hợt
và thiếu hiểu biết nên nội
dung không thuyết phục
được khán giả.
Dòng phim chính luận
về mảng đề tài nông thôn từng
làm mưa làm gió trên VTV như
Ma làng
,
Đất và người
…,
năm nay VFC sẽ có thêm tác
phẩm nào?
Năm nay màu sắc phim
của VFC khá đa dạng, sau
Khi đàn chim trở về
, VFC sẽ
giới thiệu tiếp bộ phim
Bến
tình
(đạo diễn NSƯT Lưu
Trọng Ninh) với câu chuyện
tình người trong một giai
đoạn cực khổ của quá khứ.
Các phim đang làm hậu kì
có phim về phòng chống
tham nhũng, đạo đức của
người lãnh đạo, tình trạng
bảo kê nơi cửa khẩu đường
biên và nạn buôn bán phụ
nữ (đạo diễn Bùi Huy Thuần).
Về đề tài nông thôn, chúng
tôi có phim
Gia phả của đất
do NSƯT Trần Quốc Trọng
làm đạo diễn chuyển thể từ
tiểu thuyết
Thủy hỏa đạo tặc
và
Đồng sau bão
của nhà
văn Dương Tường tái hiện
một phần thực trạng nông
thôn Việt Nam từ năm 1978
đến nay.
Xin
cảm ơn ông!
Thu Hiền
(Thực hiện)
Ảnh:
Hải Hưng