Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha trong Giai điệu tự hào tháng 7

Cũng phải chia sẻ một tâm sự rất thật

thế này, từ năm 1988, khi tôi lãnh hội

bàn giao của nhạc sĩ Văn Cao, ông có nói

với tôi rằng: “Thụy Kha nên đi theo con

đường phê bình âm nhạc vì cậu vừa có

chữ nghĩa vừa là người có góc nhìn các

vấn đề rất thoáng”. Lúc đó tôi cũng hỏi:

“Thế cụ muốn con làm trong bao lâu, vì

hiện tại con cũng rất muốn sáng tác”. Cụ

bảo phải làm 20 năm. Và đúng theo yêu

cầu đó, từ năm 1988 - 2008 tôi tập trung

vào nghiên cứu rất sâu về các nhạc sĩ.

Chính vì vậy, chương trình nào cần tôi cố

vấn âm nhạc, tôi đều tham gia, thậm chí

nói không cần thù lao cũng được. Bởi vì

tôi sợ người khác nói không chuẩn, không

đúng thì sẽ làm hỏng quá khứ.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn

Thụy Kha còn được biết tới qua nhiều ca

khúc như:

Có bao nhiêu điều lạ, Thành

phố tuổi thơ

. Ở thời điểm hiện tại ông

dành thời gian cho mảng sáng tác

ra sao?

Tôi luôn cân bằng giữa mảng sáng tác

và nghiên cứu âm nhạc. Việc nghiên cứu

giúp tôi có nhiều tư duy mới mẻ và tránh

lối mòn trong sáng tác. Từ năm 2008 đến

nay tôi quay lại sáng tác âm nhạc. Tôi

cũng phát hành một album Hợp xướng

Nguyễn Thụy Kha trên mạng, bao gồm 11

bài hát:

Điện Biên, Thiên nhiên,

Hải Ph ng thuở ấy, Hà Nội thu mênh

mang, Sông Hồng hình Tổ quốc…

Đây

vốn là những hợp xướng đã được giải

thưởng của Hội âm nhạc Việt Nam. Khi

phát hành trên mạng, tôi nhận được nhiều

phản hồi từ khán giả, tuy ít nhưng rất chất

lượng, đó là những nhận xét của những

khán giả yêu và hiểu âm nhạc.

Là thế hệ đi trước và vẫn còn nhiệt

huyết trong sáng tác, ông có thể chia sẻ

cảm nhận của mình về lớp nhạc sĩ trẻ

hiện nay?

- Tôi không có nhiều thời gian để đi

sâu tìm hiểu về lớp tác giả trẻ. Nhưng nếu

nói về cảm nhận chủ quan, tôi cho rằng

lớp nhạc sĩ trẻ hiện nay rất bạo dạn và

các bạn ấy tìm hiểu âm nhạc thế giới rất

nhiều, không như thế hệ chúng tôi nghiên

cứu sâu về âm nhạc cổ điển, hàn lâm. Tuy

nhiên, cái gốc về nền tảng âm nhạc của

các bạn trẻ vẫn còn đang yếu. Tôi thấy

chất nghệ thuật trong những sáng tác của

lớp trẻ đang bị thiếu.

Cảm ơn ông!

Thu Huệ

(Thực hiện)

Ảnh:

Hải Hưng

Nguyễn Thụy Kha tốt nghiệp Đại học Thông tin và Trường Viết văn

Nguyễn Du. Ông gia nhập quân đội tháng 9/1971 sau khi có bằng kĩ sư

thông tin. Từ năm 1972 đến năm 1982 ông là kĩ sư thông tin thuộc Binh

chủng Thông tin, trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường ác

liệt Quảng Trị, Khu 5 và Tây Nguyên. Trong giai đoạn 1982 - 1990, ông

là cán bộ tuyên huấn. Nguyễn Thụy Kha hoạt động sôi nổi trong nhiều

lĩnh vực từ văn học, thơ ca đến âm nhạc, điện ảnh, báo chí. Ông cũng

là nhà phê bình âm nhạc với nhiều cuốn sách được ấn hành như:

Văn Cao - người đi dọc biển

(NXB Lao Động, 1992),

Nửa thế kỉ tân

nhạc Việt Nam

(NXB Đà Nẵng, 1998),

Những gương mặt âm nhạc thế

kỉ

(2000),

Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ bị giời đày, Huy Du - đời và

nhạc…

Ngoài viết báo, phê bình tiểu luận về âm nhạc, ông c n sáng tác

ca khúc và tham gia làm các phim âm nhạc hoặc văn học. Từ năm 2008

đến nay, ông viết nhiều hợp xướng có giá trị như:

Miền Trung

(thơ

Hoàng Trần Cương),

Quy Nhơn

(thơ Văn Cao). Đã xuất bản hai CD

tác phẩm

Miền yêu dấu

Tình ca cây cầu

(2009). Nguyễn Thụy Kha

đã đạt nhiều giải thưởng âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam.