Table of Contents Table of Contents
Previous Page  49 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 49 / 92 Next Page
Page Background

49

số chương trình bị tạm dừng, gây thiệt

hại nhất thời cho ngành điện ảnh, truyền

hình Mỹ, song kết quả, các hãng phim

vẫn không chấp nhận chia cho họ lợi

nhuận từ hoạt động kinh doanh trên

mạng Internet. Sau bảy tuần đình công,

những cuộc thương lượng chấm dứt mà

không bên nào chịu nhượng bộ. Đầu

năm 2008, các thành viên của WGA tiếp

tục gia tăng sức ép lên nhà sản xuất

bằng cách từ chối viết kịch bản cho hai

sự kiện được mong chờ nhất năm là lễ

trao giải Quả cầu vàng và Oscar. Quyết

định này khiến bầu không khí giữa họ và

các hãng phim càng trở nên căng thẳng,

song cuối cùng, lợi thế vẫn thuộc về các

nhà sản xuất.

Nhiều năm qua, các nhà biên kịch

Hollywood vẫn cất lên tiếng nói yếu ớt

nhưng tất cả vẫn là sự phản kháng

trong vô vọng. Ngọn lửa đấu tranh lại

tiếp tục bùng phát vào giữa tháng 4 năm

nay khi David Simon - nhà biên kịch

phim

The Wire

(Đường dây tội phạm) và

bảy nhà văn khác cùng Hội biên kịch Mỹ

khởi kiện 4 công ty quản lí lớn của

Hollywood. Trong hồ sơ khởi kiện gửi

lên Tòa án tối cao Los Angeles ngày

17/4 vừa qua, các công ty đã phản ánh

chế độ chi trả hoa hồng theo hướng mất

cân đối nghiêm trọng giữa các nhà sản

xuất và biên kịch. Phía bị đơn gồm các

công ty lớn: William Morris Endeavor,

Creative Artists Agency, United Talent

Agency, ICM Partners, là những đơn vị

nhận hơn 80% phí trọn gói được trả bởi

Giới biên kịch Hollywood đang phải gánh chịu nhiều bất công

Ngay cả khi tác phẩm thành công vượt trội về doanh thu thì các nhà biên kịch vẫn không được hưởng lợi

các hãng sản xuất và nhà mạng ở

Hollywood. Các công ty quản lí nhận

phí trọn gói trực tiếp từ phía sản xuất

thay vì nhận 10% hoa hồng cho phía

biên kịch trên mỗi kịch bản. Mặc dù phí

trọn gói gắn với lợi nhuận của các

chương trình truyền hình, phim ảnh

nhưng các công ty quản lí bị cho là đã

bắt tay với các hãng sản xuất tự động

giảm mức tiền trả cho các biên kịch

cùng các nhân sự khác bất chấp việc

tăng doanh thu từ chương trình và phim

ảnh. Hình thức “phí trọn gói” mà các

công ty quản lí áp dụng bị cho là vi

phạm luật ủy thác của Mỹ và luật cạnh

tranh không lành mạnh. Các biên kịch

cho rằng, các công ty quản lí chỉ có

trách nhiệm đại diện cho khách hàng là

các nhà biên kịch chứ không có quyền

tự động quyết định mức hoa hồng dành

cho họ. Hiện tại, hai bên đã không đạt

đồng thuận về việc loại bỏ “phí trọn gói”

trong cuộc họp điều chỉnh thỏa thuận

quy định chi trả phí và tòa án Los

Angeles cũng chưa đưa ra phán quyết

cuối cùng.

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày

các thành viên của WGA chính thức

đấu tranh đòi quyền lợi cho giới biên

kịch tại Hollywood, thế nhưng kết quả

họ thu được vẫn chỉ là con số không.

Mỗi một lần các nhà biên kịch “xuống

đường” đấu tranh là lần Hollywood bị

thiệt hại, nhất là vào thời điểm các công

ty sản xuất chuẩn bị vào mùa tìm nhân

sự hay thuê các nhà văn biên kịch viết

kịch bản cho các chương trình họ mua

bản quyền. Tờ Vanity Fair thậm chí còn

gọi những cuộc đấu tranh của giới biên

kịch Mỹ giống như “một phiên bản

Brexit của Hollywood”. Tuy vậy, một

thành viên của WGA cho rằng: “Nếu

bây giờ chúng tôi không lên tiếng thì sẽ

chẳng bao giờ các nhà sản xuất trả lại

những gì lẽ ra phải thuộc về chúng tôi.

Liệu một bộ phim có thể thành công nếu

chỉ cần đạo diễn, nhà quay phim hay

diễn viên? Nếu không có những biên

kịch, mọi thứ đều là con số không. Cuộc

đấu tranh cho dù phải mất chục năm

hay lâu hơn nữa, nhưng chúng tôi vẫn

giữ một niềm tin chiến thắng”.

CHI DIỆP