47
của nhà thờ Đức Bà. Tác giả của
Những
người khốn khổ
đã thức tỉnh nhân loại.
Cây đèn nến đã thức tỉnh tâm hồn Jean
Valjean. Đấy là Ánh sáng của Chúa.
Nhà thờ là nơi cưu mang những người
khát tìm tự do đến xin tị nạn. Esmeralda
thoát chết vì được Quasimodo cứu đem
vào nhà thờ với danh nghĩa tị nạn.
Từ nhà thờ Đức Bà đi xuyên qua khu
cổ Latin đến Vườn Luxembourg (quận 6),
nơi nhân vật Marius và Codette đến đây
tình tự. Nhà văn và tác phẩm của Hugo
đã vinh danh những địa danh hấp dẫn
của Paris. Ngay trong Bảo tàng Cống
ngầm Paris, Victor Hugo được lưu danh
với tiểu thuyết
Những người
khốn khổ
(1862), cùng bức
tranh Jean Valjean cứu
Marius khỏi bãi chiến Công
xã Paris.
Những nơi đại văn hào
sống đều trở thành bảo
tàng.
Vương
quốc
Luxembourg - nơi ông bị đi
đày, ngôi nhà xưa của ông
trở thành triển lãm thu hút
khách du lịch. Tượng của
Hugo được đặt ngay bên
dòng sông thơ mộng.
Một tuyệt tác văn học
mang tính nhân văn cao đã cứu một
di sản văn hóa quốc tế, đã cứu sống
nhà thờ Đức Bà cách đây hơn hai thế
kỉ cho đến bây giờ. Để nhắc đến
trách nhiệm của mỗi người đối với di
sản văn hóa thế giới, sau vụ cháy 24
giờ, Đài Truyền hình Pháp cho phát
ngay tác phẩm nhạc kịch lừng danh
Nhà thờ Đức Bà
với những danh ca
thượng hạng.
Ngay cống ngầm, tưởng là nơi hôi
thối, nhờ Victor Hugo đã trở thành bảo
tàng thu hút du lịch. Người đọc cảm
hứng thích thú với nhân vật của V.Hugo
đã tò mò đến xem. Vai trò văn hóa và
người cầm bút đối với di sản văn hóa rất
quan trọng, không chỉ thu hút đông
khách du lịch mà còn có chức năng bảo
tồn văn hóa. Nhờ Victor Hugo, cả thế
giới biết đến Paris với Nhà thờ Đức Bà,
Cống ngầm Paris, Vườn hoa
Luxembourg… Khi Nhà thờ cháy, nhân
loại đồng loạt nhắc nhớ Victor Hugo. Khá
đông độc giả nuối tiếc đã từng đọc tác
phẩm của Victor Hugo mà chưa từng
được đặt chân đến Paris, chưa thăm
quan nhà thờ Đức Bà. Chỉ một ngày khi
nhà thờ bị cháy, đã có hơn 700 triệu
euros của các tài phiệt sẵn sàng chi để
trùng tu di tích văn hóa. Đây là ước
nguyện, tâm huyết của những người
mang tâm hồn văn hóa.
Nhà thờ Đức Bà còn là biểu tượng
của niềm tin trong cuộc sống. Không phải
ngẫu nhiên mà trong Hội nghị 4 bên tại
Paris năm 1969, một người chắc phải là
đặc công tinh nhuệ mới trèo lên nóc tháp
cao nhất nhà thờ Đức Bà Paris treo lá cờ
với ý nghĩa hội nghị nhất định thành
công. Hôm sau, trực thăng Pháp phải thả
người đu dây mới tháo ra được.
Khách du lịch mến mộ V.Hugo đến
thăm địa danh theo tiểu thuyết chính là
hình thức bảo tồn di sản. Victor Hugo
không chỉ cứu Nhà thờ Đức Bà một lần,
lần thứ hai, mà mãi mãi.
TS. Văn học TRẦN THU DUNG
(Paris)
Tác giả (thứ hai từ trái sang) cùng bạn bè thăm
nhà Victor Hugo ở Vương quốc Luxembourg
Cống ngầm Paris nổi tiếng nhờ Victor Hugo
Những người khốn khổ
của Victor Hugo được giới thiệu
trong Bảo tàng Cống ngầm Paris
Nhạc kịch
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de
Paris) không chỉ là biểu tượng của kinh đô
Ánh sáng, của Thiên Chúa giáo nước Pháp
mà là nơi nảy sinh, hội tụ và lan tỏa tình
yêu thương và cái đẹp trường tồn. Và
Victor Hugo được coi là vị cứu tinh của nhà
thờ Đức Bà.