46
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ
Í
t khách du lịch biết, Nhà thờ Đức Bà
là điểm cây số không (0) của nước
Pháp. Trước vụ cháy lịch sử mấy
hôm, tôi còn dẫn nhà sử học Dương
Trung Quốc đến, chỉ cho anh để chụp
ảnh kỉ niệm trước cột số 0. Anh cũng
đến nhiều lần, nhưng không để ý mốc
cây số do Vua Louis thứ 15 đề nghị vào
năm 1769. Năm 1786, Vua Louis thứ 16
đã ra sắc lệnh đặt cột mốc chính thức
trước nhà thờ tại đó. Đến 1924, sau
nhiều lần tranh cãi, Tòa Thị chính Paris
cũng đi đến quyết định đặt một tấm
đồng hồng ở giữa. Nhiều người đứng
chụp ảnh kỉ niệm làm cho miếng đồng
màu hồng bóng lên.
Nhà thờ Đức Bà có thời gian xây
dựng lâu nhất thời đó, 185 năm kể từ
khi viên gạch đầu tiên được đặt năm
1163 do Đức Hoàng Alexandra 3. Nhiều
con chiên nói:
“
Tôi không thể sống hơn
100 năm để thấy nhà thờ khánh thành
”
.
Nhà thờ được xây trên nền của 4 đền
thờ nhỏ cũ.
Thời kì công xã Paris, một số cuộc
cách mạng đã tàn phá Nhà thờ Đức Bà,
một biểu tượng của nhà thờ giữa Paris.
Nhiều ý kiến tán thành phá bỏ nhà thờ
để chứng minh một nước Cộng hòa
Pháp đã tách khỏi ảnh hưởng nhà thờ,
và xây dựng trên nền tảng Tự do - Bình
Đẳng - Bác ái, một nền giáo dục hoàn
toàn khách quan, dân chủ, phi tôn giáo.
Thật may mắn, nhờ có Victor Hugo
(1802 - 1885), nhà thờ được tồn tại. Kiệt
tác
Nhà thờ Đức Bà
ra đời năm 1831 đã
cứu thánh đường. Tiểu thuyết này với
nhân vật nổi tiếng thằng gù Quasimodo
và cô gái du mục luôn nhảy múa tại
quảng trường trước nhà thờ Đức Bà.
Quasimodo mang thân hình xấu xí, bị bỏ
rơi khi mới ra đời, sống suốt đời nương
cửa nhà thờ làm người rung chuông,
chính là người mang tâm hồn cao
thượng sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu
cô gái du mục. Esmeralda tượng trưng
cho tự do, cho nghệ thuật. Nàng hiện
thân cho ánh sáng văn hóa Paris. Hi
sinh vì nàng là hi sinh vì nghệ thuật…
Tiểu thuyết mang đầy ý nghĩa nhân văn,
thu hút vô vàn độc giả. Khi tác phẩm nổi
danh, Tòa Thị chính Paris đã quyết định
trùng tu lại nhà thờ Đức Bà năm 1843,
dưới sự chỉ huy của hai nhà kiến trúc
Eugène Viollet-le-Duc và Jean-Baptiste-
Antoine Lassus. Thật tuyệt vời, nhờ tác
phẩm văn học mà một công trình lịch sử
trên thế giới được cứu sống. Mỗi tác
phẩm hay là một vũ khí hữu ích vì nhân
loại. Victor Hugo được coi là vị cứu tinh
Vị cứu tinh của
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
MỘT DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HÀNG NĂM THU HÚT HƠN 13 TRIỆU NGƯỜI ĐẾN THĂM,
BẤT NGỜ GÂY RÚNG ĐỘNG NHÂN LOẠI TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁ HỦY, HƯ HỎNG. HIỆN
CÔNG TRÌNH ĐANG ĐƯỢC TRÙNG TU, NHƯ LỜI TỔNG THỐNG PHÁP ĐƯƠNG NHIỆM
E.MACRON KHẲNG ĐỊNH: “SẼ LÀ MỘT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS MANG SỨC SỐNG MỚI”.
SỨC SỐNG KHÔNG CHỈ NHỜ CÁC DOANH NHÂN VÀ NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ, MÀ
ĐƯỢC KHƠI NGUỒN, NHẤN MẠNH, BỪNG SÁNG BỞI VICTOR HUGO (1802 - 1885),
NGƯỜI ĐÃ TỪ TRẦN 134 NĂM VẪN CÒN HIỆN HỮU VỚI QUYỀN NĂNG KÌ DIỆU
BỞI TÀI NĂNG VÀ TRÁI TIM BÁC ÁI VĨ ĐẠI.
Biển đồng mốc cây số 0 của nước Pháp
Nhà thờ Đức Bà cổ kính