Table of Contents Table of Contents
Previous Page  48 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 48 / 92 Next Page
Page Background

48

VĂN HÓA GIẢI TRÍ

Biên kịch Hollywood

CUỘC ĐẤU TRANH

CHƯA RÕ HỒI KẾT

H

ollywood nổi tiếng với những bộ

phim bom tấn ăn khách doanh thu

hàng tỉ USD, những đạo diễn và

diễn viên được rạng danh trên

thảm đỏ và được săn đón hậu hĩnh.

Thế nhưng, cũng là những người góp

phần quan trọng làm nên thành công

của những siêu phẩm nhưng mức độ

hậu đãi của các biên kịch lại khiêm tốn

hơn rất nhiều. Ngay cả với những bộ

phim truyền hình dài tập như:

Band of

Brothers

(2001 - Ban nhạc anh em),

Prison Break

(2005 - Vượt ngục),

Supernatural

(2005 - Siêu nhiên),

Breaking Bad

(2008 - Rẽ trái),

Sherlock

(2010 - Thám tử Sherlock),

Game of

Thrones

(2011 - Cuộc chiến vương

quyền),

Sleepy Hollow

(2013 - Kị sĩ

không đầu)…, trong khi các hãng sản

xuất liên tục gặt hái doanh thu tăng dần

qua từng mùa phim, thì các nhà biên

kịch lại phải chấp nhận cảnh thu nhập

dần bị cắt giảm.

Các series truyền hình hiện nay

thường chỉ kéo dài từ 8 - 10 tập mỗi

mùa thay vì khoảng 20 tập như trước

kia. Chính điều này khiến các nhà viết

kịch bản được chi trả theo mỗi tập bị

hụt thu nhập, trong khi mức lương

không tăng mà vẫn phải đáp ứng chất

lượng kịch bản tốt hơn. Thêm vào đó,

hợp đồng kí kết giữa biên kịch và nhà

sản xuất không cho phép họ tham gia

vào các dự án truyền thông khác trong

thời gian hợp đồng với truyền hình của

họ đang được thực hiện. Điều này hạn

chế cơ hội kiếm thêm nhu nhập của

các nhà biên kịch. Tình trạng bất công

này đã kéo dài từ nhiều năm nay, kể từ

khi Hollywood bắt đầu ăn nên làm ra

trên khắp toàn cầu cho đến hiện nay.

Những cuộc biểu tình đấu tranh giành

lại những gì chính đáng thuộc về mình

của các nhà biên kịch đã diễn ra manh

mún từ hàng chục năm qua, và ngày

càng trở nên mạnh mẽ trong thời gian

gần đây.

Từ cách đây hơn chục năm, tháng

11/2007, các thành viên của Hiệp hội

biên kịch Mỹ (WGA) (tổ chức đại diện

cho hơn 10 ngàn biên kịch), trong số đó

có nhân viên của 14 hãng phim và

truyền hình lớn của Mỹ như: Walt

Disney, ABC, Time Warner, Paramount,

CBS, Fox… đã đổ xuống đường đình

công. Sự kiện diễn ra sau khi cuộc đàm

phán của WGA với đại diện của Liên

minh các nhà sản xuất điện ảnh và

truyền hình Mỹ (AMPTP) không đạt

được thỏa thuận chung về việc tăng

hoa hồng từ doanh thu trên nền tảng

số. Vào thời điểm này, các nhà biên

kịch chỉ được chia 1,2% doanh thu từ

các chương trình phát trên mạng

Internet, nhưng không nhận được gì từ

các chương trình cho phép download

như iTunes. Điều này khiến họ cảm

thấy vô cùng bị thua thiệt trong bối cảnh

các nhà sản xuất bỏ túi ngày càng

nhiều lợi nhuận từ việc bán bản quyền

trên Internet. Cuộc đình công khiến một

CŨNG GIỐNG NHƯ CÁC ĐẠO DIỄN

HAY DIỄN VIÊN, BIÊN KỊCH LÀ

NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP KHÔNG

NHỎ VÀO THÀNH CÔNG CỦA CÁC

BỘ PHIM BOM TẤN HOLLYWOOD.

THẾ NHƯNG, TRÁI VỚI NHỮNG ĐÃI

NGỘ MÀ CÁC ĐỒNG NGHIỆP

KHÁC NHẬN ĐƯỢC, GIỚI BIÊN

KỊCH CỦA HOLLYWOOD LẠI ĐANG

GÁNH CHỊU NHIỀU BẤT CÔNG, TẠO

NÊN MỘT CÂU CHUYỆN NGHỊCH LÍ

CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH

VÀ TRUYỀN HÌNH MỸ.

Những cuộc đấu tranh của các nhà biên kịch Hollywood vẫn chưa thu về nhiều kết quả