45
dựa tinh thần cho nhau, và tình yêu
của họ vẫn rất đẹp. Đây là chi tiết lãng
mạn nhất nhưng lại ám ảnh nhất của
bộ phim. Chị có thể chia sẻ thêm về
chi tiết này?
Tôi cũng rất xúc động khi nghe Huế
kể về mối tình đó. Vẻ đẹp của tình yêu
khi hai người biết rõ không còn sống
được bao lâu trên cõi đời này thật đơn
sơ, từ việc nấu cơm, chăm sóc nhau ở
bệnh viện, cô gái trẻ đưa người mình yêu
đã bị cưa chân đi dạo bằng xe đạp và trò
chuyện quanh làng, mua áo đôi tặng cho
nhau mà không kịp trao vì cái chết đã
đến trước… Huế - cô gái chỉ mới 26 tuổi
nhưng đã sống quá trọn vẹn đời mình,
đã trải nghiệm hết hạnh phúc và đau khổ.
Cuộc đời của cô thật đáng sống hơn rất
nhiều những cuộc đời nhạt nhẽo vì
không dám đối mặt với những gì số phận
mang lại.
Từng đạt nhiều giải thưởng tại
các LHP trong nước và quốc tế, điều
đó có ý nghĩa thế nào với con đường
mà chị đang theo đuổi?
Thật ra các giải thưởng tại LHP trong
nước và quốc tế không có ý nghĩa nhiều
với một người làm phim, bởi vì nó chỉ
nằm ở cuối của một chặng đường. Một
người làm phim nếu trông đợi những
điều này thì chẳng bao giờ tìm thấy được
hạnh phúc trong công việc của mình.
Hạnh phúc của người làm phim lớn hơn
những giải thưởng rất nhiều, bởi nó đến
ngay khi ta quay được một cảnh phim
hay, làm ta nổi da gà vì xúc động; khi
dựng được một phân đoạn khiến trên
đường về nhà ta hát lảm nhảm một mình
và… đi lạc; thậm chí khi rời khỏi bàn
dựng đêm về trong giấc mơ ta vật vã với
6 - 7 cảnh phim mà dựng không ra được
điều mình muốn nói; khi ta nhận ra được
một bài học quý giá cho cuộc sống của
chính mình từ cuộc đời nhân vật; hoặc
khi bộ phim có thể đem lại điều tốt đẹp
cho cuộc sống của họ, làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn - đó mới chính là hạnh
phúc, là ý nghĩa của công việc làm phim.
Phim tài liệu thật sự là một tấm
gương phản chiếu hiện thực xã hội
một cách trung thực và quyết liệt
nhất. Nhưng tại sao, ở Việt Nam cho
đến giờ thể loại này vẫn chưa nhận
được sự quan tâm thích đáng của
khán giả?
Năm 2017, tôi có dịp tham gia hai
LHP của Đức là LHP Leipzig và LHP
Cottbus. Cả hai LHP này đều có lịch sử
lâu đời: Leipzig đã tổ chức đến lần thứ
60, và Cottbus là lần thứ 27, đều là
những LHP uy tín, hàng năm nhận được
hàng ngàn bộ phim từ khắp nơi trên thế
giới gửi đến. Trong suốt một tuần lễ,
phim tài liệu được chiếu từ 10h sáng đến
12h đêm, đồng loạt trên khoảng 10 rạp
phim khắp thành phố. Giá vé từ 10 - 12
euro/vé, vậy mà suất chiếu nào cũng gần
như kín rạp. Công chúng xếp hàng đi
xem phim tài liệu, sau khi chiếu thì ngồi
lại thảo luận sôi nổi với đạo diễn, tìm hiểu
đến ngọn ngành quá trình làm phim,
những câu chuyện đằng sau mà bộ phim
không nói hết.
Tôi đã xúc động khi nhìn thấy điều đó,
và tự hỏi đến bao giờ chúng ta mới có
được một cộng đồng yêu mến phim tài
liệu đến chừng ấy, bao giờ thì phim tài
liệu Việt Nam chiếm được một vị trí như
vậy trong lòng người xem? Chúng ta có
rất nhiều phim về chiến tranh, nhưng
người làm phim nói về cuộc chiến theo
một cách không thay đổi sau 40 năm,
trong khi công chúng thì đã thay đổi rất
nhiều. Chiến tranh là một phần lịch sử
của đất nước, nhưng nếu nhìn quá khứ
qua một lăng kính duy nhất một chiều và
cũ kĩ trong khi thế giới bên ngoài đã thay
đổi đến đâu rồi, thì làm sao công chúng
chia sẻ được?
Từng tham dự nhiều LHP quốc
tế, chị thấy phim tài liệu của chúng ta
đang ở mức nào so với thế giới?
Trong 10 năm gần đây chúng ta có
những bộ phim được đón nhận, được
dành vị trí xứng đáng ở các LHP tài liệu
lớn, nhưng phải công bằng để nói rằng,
điện ảnh Việt Nam hội nhập với thế giới
qua nỗ lực tự thân của các nhà làm phim
độc lập hơn là từ một chính sách triệt để
của nhà nước. Nếu Nhà nước hỗ trợ
điện ảnh độc lập, chúng ta sẽ đi nhanh
hơn, xa hơn.
Hiện tại, chị đang quan tâm đến
đề tài gì?
Tôi thích làm phim về những câu
chuyện nho nhỏ đang xảy ra trong hiện
thực những năm tháng này, những câu
chuyện rất cá nhân nhưng qua đó có thể
thấy được một thời kì, đó chính là thứ
lịch sử được nhìn qua số phận của con
người - những mảnh lịch sử nhỏ bé
được ghi chép cẩn thận sẽ hữu ích cho
thế hệ sau.
Xin cảm ơn những chia sẻ
của chị!
Hiện đang công tác tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, đạo diễn
Đoàn Hồng Lê là một trong những nhà làm phim độc lập theo phong cách phim tài
liệu liệu trực tiếp của Varan. Tài năng của chị được khẳng định qua các tác phẩm
tiêu biểu như
: Đất đai thuộc về ai,
đoạt giải thưởng Ban giám khảo LHP Cameras
des Champs (Pháp năm 2011) và giải Trái tim Xanh (LHP Việt Nam - 2012);
Lời
cuối của cha
- giải thưởng Dự án phim tài liệu dài của Quỹ điện ảnh DMZ tại Hàn
Quốc năm 2015, giải Đạo diễn xuất sắc nhất LHP Tài liệu quốc tế Dehong tại Trung
Quốc 2018;
Hãy nhớ: Bạn đang sống -
Cánh diều Vàng 2019 cho Bộ phim hay
nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
ĐD Đoàn Hồng Lê đang ghi hình bộ phim
Hãy nhớ: Bạn đang sống
Hình ảnh trong phim
Hãy nhớ: Bạn đang sống
THU TRANG
(Thực hiện)