Previous Page  54 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 54 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Canh Tý 2020

54

CÒN ÍT NGƯỜI BIẾT TỚI

Lâu nay, du khách, học sinh đến với làng Đông Hồ

thường chỉ được giới thiệu về giấy điệp và những mẫu

tranh dân gian Đông Hồ mà ít, hoặc không mấy ai giới

thiệu về tranh trổ giấy. Điều này khiến mảng tranh trổ

giấy ngày càng bị khuất lấp. Nếu tranh đồ thế do nghệ

nhân Đông Hồ sản xuất phục vụ cho nhu cầu tín

ngưỡng, tâm linh, thậm chí làm voi và ngựa với ý nghĩa

là đồ thế những voi và ngựa thật cho quan Hành

Khiển… thì tranh trổ giấy lại thể hiện sự tinh xảo, vô

cùng khéo léo của người Đông Hồ.

GS.TS

Trịnh Sinh - người có thời gian khá dài

nghiên cứu làng tranh Đông Hồ - rất khó khăn khi muốn

tìm ra niên đại khởi đầu của tranh trổ giấy ở nước ta. Kí

ức của các nghệ nhân Đông Hồ cũng chỉ cho biết trước

đây vài thế hệ, tức là khoảng thời Pháp thuộc, đã thấy

một số nghệ nhân trong làng có trổ giấy thành hàng lưu

niệm cỡ nhỏ; cũng đôi khi họ làm được tranh nhị bình

(2 tấm dọc) hay tứ bình (4 tấm dọc) khá to. Mặt khác,

nếu tranh dân gian Đông Hồ in trọn vẹn hình ảnh lên tờ

giấy điệp nên có đôi phần khá cứng cáp, “ra tấm ra

món” thì tranh trổ giấy thường trổ thủng, mỏng mảnh,

phải dán lên nền giấy trắng hoặc nếu không thì phải dán

lên cửa kính chẳng hạn để mà thưởng thức khi xem

ngược sáng.

CHỨA ĐỰNG SỰ MỘC MẠC,

ĐẬM CHẤT THÔN DÃ

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa cho rằng, có thể

bắt gặp tranh trổ giấy ở nhiều quốc gia lân cận, tuy

nhiên tranh trổ giấy dân gian Đông Hồ có vẻ giản dị,

mộc mạc hơn, đậm chất thôn dã. Vào khoảng những

năm 1955 - 1980, khi một số nghệ nhân Đông Hồ được

tuyển vào làm cán bộ trong các cơ quan nghệ thuật như

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (cụ Nguyễn Đăng Khiêm),

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (cụ Nguyễn Đăng

Sần) hay Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp và

Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc (cụ Nguyễn Đăng Chế)

thì với ảnh hưởng qua lại tất yếu giữa các họa sĩ hiện

đại và các nghệ nhân đã khiến cho một số cụ mạnh dạn

dùng kĩ thuật trổ giấy để sáng tác tranh có thể treo ở

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và các triển lãm chính

thức khác. Đó cũng là thời hoàng kim của tranh trổ giấy

Việt Nam: một số tranh của cụ Nguyễn Đăng Khiêm

từng được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua sưu tập

như những tác phẩm nghệ thuật đích thực.

Qua nghiên cứu tìm hiểu, có thể thấy đề tài của

tranh trổ giấy khá đa dạng. Nếu là bưu thiếp thì đề tài

luôn đơn giản: hoa lá, cỏ cây, muông thú, côn trùng…

Nhiều khi đó không hẳn là tranh mà chỉ như một hình

tượng cô đọng và giản lược để điển hình hóa qua nét

trổ. Hiện nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ở làng Đông Hồ

vẫn bán các tập Tranh trổ giấy Đông Hồ mà chủ yếu là

bộ 12 con giáp. Ở Hà Nội, cũng là bưu thiếp trổ giấy

nhưng cha con nghệ nhân Nguyễn Đăng Khiêm –

Nguyễn Đăng Giáp làm cả hình tượng 4 cô tố nữ giản

thể (bỏ bớt chi tiết), trông sang trọng hơn. Sang đến

tranh trổ giấy dân gian hiện đại thì đề tài đã đậm chất

thời sự: chân dung Bác Hồ, sản xuất tập thể, phát triển

đàn gia cầm, vừa sản xuất vừa chiến đấu, cổ vũ thanh

niên lên đường tòng quân… Hình tượng trong tranh trổ

giấy dân gian hiện đại còn xuất hiện các nhân vật hiện

đại như bộ đội hay vừa là nông dân vừa là dân quân

hoặc xã viên hợp tác xã…

Về khuôn khổ tranh trổ giấy, nếu ở dạng bưu thiếp

thì tranh trổ giấy dân gian bao giờ cũng cỡ nhỏ: thời

trước đặt trên nền 10 x 12cm, nay nâng lên nền giấy

trắng 12,5 x 18cm (đã gập đôi để trang kia dành chỗ

cho người mua có thể viết lưu niệm đôi dòng và kí tên,

gửi cho gia đình, bạn bè hay đối tác...). Nghệ nhân

thường xếp 3 - 4 - 5 lớp giấy màu rồi trổ. Trổ xong bóc

tách lớp rồi dán bằng hồ nếp lên nền giấy trắng cho nổi

bật hình trổ. Dao trổ được mài thật sắc để trổ nét khi

khắc gỗ. Trổ giấy trang kim - loại hình trổ giấy dân gian

phức tạp nhất. Giờ đây, các loại giấy tráng vàng, bạc

hay ánh đồng đã được sản xuất công nghiệp nên rất

sẵn và đẹp. Tranh trổ giấy trang kim thường được trổ

thủng, vứt bỏ những mảng trống không cần thiết, giữ lại

phần cốt cần biểu hiện. Thường thì có 3 - 5 lớp, lớp giấy

trang kim ánh vàng hay ánh bạc bao giờ cũng ở dưới

cùng, coi như làm đế. Nghệ nhân dùng kĩ thuật đột lỗ

kiểu châm kim theo các nét viền hình thể để làm cữ cho

tranh. Sau đó họ trổ mấy mảng giấy màu sao cho diện

tích nhỏ hơn một chút, lớp giấy màu trên cùng nhỏ nhất.

Thuật ngữ làng nghề gọi là “trổ lé”, theo giải thích của

họa sĩ - nghệ nhân Nguyễn Đăng Giáp thì có nghĩa là

cách trổ các lớp mảng màu nhỏ dần, dán hồ nếp chồng

lên nhau, tạo ra độ chuyển màu rất thú vị, cho phép

màu dưới lóe ra một cách sinh động.

Nền mĩ thuật Việt Nam có một kho báu là tranh dân

gian Đông Hồ. Việc khai thác di sản này cho các thế hệ

làm mĩ thuật một hướng đi bền vững và đậm đà bản sắc

dân tộc. Vì thế, chúng ta cần chung tay để bảo tồn và

đưa tranh trổ giấy Đông Hồ ngày một đến gần với đời

sống đương đại.

DÒNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ (XÃ SONG

HỒ, THUẬN THÀNH, BẮC NINH) TỪ LÂU ĐÃ ĐƯỢC

BIẾT ĐẾN VỚI NHỮNG BỨC TRANH “GÀ LỢN NÉT

TƯƠI TRONG”. NHƯNG ÍT NGƯỜI BIẾT, CÒN MỘT

“NHÁNH” KHÁC, ĐÓ LÀ TRANH TRỔ GIẤY ĐÔNG

HỒ (HAY CÒN GỌI LÀ TRANH TRỔ LÉ). TUY NHIÊN,

TRẢI QUA THỜI GIAN, ĐẾN NAY MẢNG TRANH

TRỔ GIẤY CÒN RẤT ÍT NGHỆ NHÂN THEO ĐUỔI.

Độc đáo tranh trổ

GIẤY ĐÔNG HỒ

Bài và ảnh: HOÀNG THU PHỐ

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Giáp là một trong

không nhiều nghệ nhân của làng tranh Đông Hồ

còn biết làm tranh trổ giấy