Xuân Canh Tý 2020
56
Bài và ảnh: THỦY TRẦN
Lên Hua Tạt ăn Tết
với người Mông
PHONG TỤC TẾT TRUYỀN THỐNG
Trong ngày cuối cùng của năm cũ theo hệ lịch của
người Mông (tức ngày 30/11 Âm lịch), đồng bào sẽ tháo
bỏ những giấy bản cũ và thay vào bằng loạt giấy bản
mới được trang trí theo truyền thống riêng của từng
nhà. Giấy bản có vai trò rất quan trọng trong đời sống
tinh thần của người Mông, được coi là công cụ truyền
tải thông điệp cầu mong sự tốt lành mà người sống
muốn gửi tới thần linh và tổ tiên vào dịp năm mới hoặc
lễ Tết. Giấy bản thường được người Mông tự làm thủ
công từ nguyên liệu chính là cây giang, cây vầu, với kĩ
thuật tạo bột và rải khuôn khéo léo để phục vụ cho nhu
cầu tâm linh theo phong tục cổ truyền. Tùy theo truyền
thống và sự sáng tạo của mỗi gia đình mà giấy bản
được cắt trang trí hoa văn theo những cách khác nhau
dựa trên kĩ thuật cắt răng cưa đơn giản. Một xấp giấy
bản lớn dùng để thay thế cho lớp giấy bản cũ trên bàn
thờ người Mông và vô số những tấm giấy bản cỡ nhỏ
để gắn vào đồ dùng, vật dụng trong nhà, vốn được
người Mông luôn coi như chúng có linh hồn riêng, cũng
cần được nghỉ ngơi đón Tết.
\Tất cả công cụ, nông cụ đều đã được gột rửa sạch sẽ
và mang vào xếp gọn ghẽ nơi góc nhà, gần bàn thờ, dùng
giấy bản phong lại để chuẩn bị ăn Tết. Xe máy, ô tô, máy
khâu, bàn ghế, tủ giả cột nhà, xà ngang, cánh cửa đều được
dán một vài tờ giấy bản. Tôi mải xem chủ nhà cầm cành tre
xanh đi vòng quanh căn nhà gỗ đơn sơ, vừa đi vừa rì rầm
những câu tiếngMông để quét đuổi những điều xấu của năm
cũ ra khỏi cửa, thò đầu ra sân đã thấy đuôi xe ô tô của mình
được con trai gia chủ phong lại bằng 3 bảo bối (ba tờ giấy
bản), ý chừng khách phải ở lại cho hết Tết mới được về.
Thay giấy bản và ống hương mới xong, ngoài cửa
cũng cắm một ống tre để thắp hương trong 3 ngày đầu
năm, gia chủ chọn một con gà trống đẹp vào “chào” tổ tiên
trước khi bà chủ mang vào bếp cắt tiết. Ông chủ nhổ 3 túm
lông trên cổ gà, dùng máu tươi để dính vào giấy bản,
chuẩn bị một đấu thóc/gạo/ngô hoặc nếu nhà nghèo sẽ
dùng tro bếp để làm bát hương ngày Tết. Mâm cơm dâng
tổ tiên có con gà luộc và bát cơm nóng giản dị.
Phong tục Tết 3 ngày ăn cơm chỉ ăn thịt không ăn
rau. Tráng A Chu, anh chủ nhà nghỉ kiểu homestay vừa
cười bảo tôi vừa nháy mắt, ấy là ngày xưa thôi, bây giờ
chỉ ăn thịt mà không ăn rau thì nguy cấp!!!. Ăn cơm
không được chan canh để tránh một năm bão lũ. Đêm
30 vẫn mặc đồ cũ, sang Mồng 1 dậy sớm, được phát
quần áo đẹp mặc, bắt đầu hành trình đi ăn “chực” Tết
hàng xóm, người thân. Trước đây, người Mông vẫn hay
mang nông sản thực phẩm nhà có sẵn làm quà Tết tặng
nhau, nay hiện đại thì ghé mua túi quà Tết ở hàng xén,
“ăn ké” Tết nhà nào xong, mỗi người có 2 cái bánh dầy
Mông dắt lưng mang về.
Qua 3 ngày đầu năm lễ Tết tại gia và họ hàng, anh
em làng xóm, từ ngày thứ 4 đến tận Tết Nguyên đán
của người Kinh là người Mông xúng xính quần áo đẹp
đi chơi khắp chốn, lên đồi, lên rừng, ra phố, đi hò hẹn,
yêu đương, chơi tu lu, ném pao, đá bóng... Xen giữa
mấy thú vui đó giờ có thêm cái thú đi buôn đào cho
người dưới xuôi.
CHƠI TẾT HẾT MÌNH
Nhân việc hai năm gần đây, người Mông ở Vân Hồ
- Mộc Châu được vận động để gộp Tết Mông vào Tết
Bàn thờ đơn giản ngày Tết của người Mông
Gia chủ đang làm các nghi lễ
thay giấy bản mới cho bàn thờ
Tráng A Chu cắt giấy bản mới
chuẩn bị đón Tết
BẠN LÀ NGƯỜI MÊ DỊCH CHUYỂN VÀ LUÔN BỊ CẢM GIÁC NHỚ ĐƯỜNG THÔI THÚC? BẠN THÍCH CÁI
CẢM GIÁC CÔ ĐƠN ĐỈNH ĐÈO LẤY GIÓ LÀM QUẠT, LẤY ÁNH MẶT TRỜI LÀM KHĂN? BẠN NGHĨ MÌNH
SẼ CHỈ ĐI NGANG QUA VÂN HỒ TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU VÀ SẼ TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH CỦA
RIÊNG MÌNH ĐỂ TÌM VỀ NHỮNG THUNG LŨNG MẬN ĐÀO MÊNH MANG NƠI PA HÁNG, PA KHEN HAY NÀ
KA TÂN LẬP? HÃY THỬ CAN ĐẢM BỎ LẠI SAU LƯNG NHỮNG RỪNG MẬN, RỪNG MƠ, ĐỂ MỘT LẦN ĐẾN
ĂN TẾT VỚI NGƯỜI MÔNG. MÁCH VỚI BẠN MỘT ĐIỀU RẰNG, NGƯỜI MÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC
NÓI CHUNG VÀ NGƯỜI MÔNG LỀNH Ở MỘC CHÂU NÓI RIÊNG ĐỀU ĂN TẾT TRƯỚC TẾT NGUYÊN ĐÁN
CỦA NGƯỜI KINH ĐÚNG MỘT THÁNG.