Xuân Canh Tý 2020
52
SỨC SỐNG MỚI CỦA
Truyện Kiều sau 200 năm
PHƯƠNG PHƯƠNG
“ĐỌC” TRUYỆN KIỀU BẰNG TƯDUYHIỆN ĐẠI
Đoạn trường tân thanh
, thường gọi là
Truyện Kiều
của Nguyễn Du (1765- 1820) gồm 3.254 câu lục bát
không chỉ là tác phẩm đi sâu vào nhiều tầng lớp người
dân Việt Nam, từ bình dân cho đến học giả, mà còn là
niềm tự hào với thế giới. Chỉ có tác phẩm này mới có
trên 35 bản dịch sang 20 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga,
Nhật… đạt hơn 27 kỉ lục quốc gia lẫn thế giới. Các
chính khách nước ngoài cũng thường xuyên trích Kiều
trong các bài nói chuyện ngoại giao với nước ta để thể
hiện sự am hiểu văn hóa nước Việt. Các câu thơ của
Nguyễn Du thể hiện giá trị đặc sắc khi phù hợp với
nhiều hoàn cảnh, thời đại khác nhau. Sức sống lâu bền
của
Truyện Kiều
ở chỗ luôn ẩn chứa rất nhiều điều bất
ngờ mà mỗi lần đọc lại thì người ta lại phát hiện thêm
một ý nghĩa mới cho bản thân. Đây cũng chính là chủ
đề của rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học, âm
nhạc, cũng như khởi nguồn cho nhiều dự án kịch thể
nghiệm trong và ngoài nước.
Tháng 6/2017,
Kim Vân Kiều
lần đầu tiên được
đưa lên sân khấu nhạc kịch của đạo diễn người Pháp
Christophe Thiry, cùng đoàn nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ
opéra chuyên nghiệp. Vở nhạc kịch được thể hiện bằng
tiếng Pháp qua nhiều bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh,
Nguyễn Khắc Viện… Phần âm nhạc giữ vai trò dẫn dắt
cảm xúc là sự kết hợp nhiều nhạc cụ phương Đông
(sáo, đàn bầu, trống, bộ gõ…) và nhạc cụ phương Tây
(guitar, violon, piano…) trên nền jazz, cổ điển … Đến
tháng 9/2019, tác phẩm này được ra mắt công chúng
Việt Nam với phụ đề Việt ngữ. Nhiều khán giả nhận xét
số phận nàng Kiều khi được quốc tế hóa đã mang nhiều
nét mới mẻ so với những điều họ thường nghĩ trước
đây. Cùng chung mạch nguồn sáng tạo này, dự án của
Viện Goethe Việt Nam đã có nhiều hoạt động nghệ
thuật phong phú như Hội thảo
Đọc lại Truyện Kiều
, sân
khấu thể nghiệm
Nàng Kiều
hợp tác cùng Nhà hát Tuổi
trẻ, Triển lãm
Nàng K
… của nghệ sĩ Franca Bartholomäi
hợp tác Quỹ Văn hóa Bang Sachsen-Anhalt (Đức),
cuộc thi sáng tác tranh về
Truyện Kiều
cũng như chiếu
một số bộ phim điện ảnh của Đức cùng chung đề tài
thân phận phụ nữ.
Dự án kịch
Nàng Kiều
do Viện Goethe Việt Nam và
Nhà hát Tuổi trẻ cùng hợp tác dàn dựng, trình diễn
những trích đoạn đặc sắc của
Truyện Kiều
với sự tham
gia của các đạo diễn trong và ngoài nước với phong
cách khác nhau. Chủ đề của dự án này hướng đến góc
nhìn mới về thân phận, vai trò của người phụ nữ trong
tác phẩm nổi danh và đi tìm lời giải cho câu hỏi:
“Những chất liệu kinh điển nào của tác phẩm có thể
đưa lên sân khấu đương đại?”. Qua phần dàn dựng
của NSND Hồng Vân, NSƯT Trần Lực, NSƯT Bùi Như
Lai và nữ đạo diễn sân khấu người Đức - Amelia
Niermeyer, khán giả vỡ òa trong cảm xúc khi được
“đọc lại”
Truyện Kiều
với các lăng kính thật phong phú.
Bốn trích đoạn có độ dài khoảng 20 – 25 phút là bốn lát
cắt thú vị, đa dạng. Đạo diễn Amélie Niermeyer chọn
cách kể
Truyện Kiều
trong đời sống đương đại, lồng
ghép câu chuyện về lòng chung thủy trong hôn nhân.
Cách đưa các chi tiết của tác phẩm kinh điển vào thực
tế đời sống thể hiện sự quan sát tinh tế của một đạo
diễn người nước ngoài từng chuẩn bị cho dự án suốt 2
năm dài. Trong khi đó, đạo diễn Trần Lực và Bùi Như
Lai chọn hình thức thể nghiệm ước lệ - biểu hiện, thể
nghiệm… đòi hỏi trình độ thẩm định cao của người
xem mới theo kịp được các tầng ý nghĩa sâu sắc của
từng hành động nhân vật. Trích đoạn
Ngẫm Kiều
do
NSND Hồng Vân dàn dựng lại gần gũi với công chúng
miền Nam. Câu chuyện chị chọn lựa là một giấc mộng
không có thật của người dẫn chuyện về khoảnh khắc
Thúy Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng. Đây là trích đoạn
duy nhất sử dụng trang phục cổ cũng như đề cập trực
tiếp đến câu chuyện.
Sau lần thử nghiệm, NSND Hồng Vân đã mạnh dạn
đầu tư nhiều hơn thành vở diễn dài hơi để khai trương
địa điểm sân khấu kịch mới của mình tại quận 5.
Ngẫm
Kiều
với cách nhìn mới mẻ như là nét gạch nối giữa
quá khứ và hiện tại để tạo sự tò mò nhưng vẫn thân
quen cho khán giả. Đây là nỗ lực đáng khích lệ của sân
khấu Hồng Vân khi đưa ra công chúng một tác phẩm
thử nghiệm.
BÙNG NỔ TRÊN MÀN ẢNH RỘNG?
Bộ môn nghệ thuật thứ bảy có sức hút mạnh mẽ với
công chúng cũng đang ấp ủ nhiều dự án về tác giả
Nguyễn Du cũng như
Truyện Kiều
. Dấu ấn của tác
phẩm
Long Thành cẩm giả ca
do đạo diễn Đào Bá Sơn
thực hiện với hai diễn viên Quách Ngọc Ngoan, Nhật
Kim Anh từng để lại nhiều ấn tượng đẹp với công
chúng. Tương truyền cô Cầm với ngón đàn điêu luyện
chính là cảm hứng để Nguyễn Du xây dựng nhân vật
Thúy Kiều. Do đó, chỉ là bộ phim tài liệu nghệ thuật
nhưng đoàn phim
Đại thi hào Nguyễn Du
(đạo diễn
Lương Xuân Trường, Nguyễn Văn Đức)… với độ dài 18
phút đã tuyển chọn diễn viên rất bài bản. Bộ phim dự
định tái hiện câu chuyện tuổi thơ, con đường làm quan
và những giá trị mà
Truyện Kiều
để lại đến ngày nay.
Dự án phim
Kiều
do công ty của diễn viên Mai Thu
Huyền chịu trách nhiệm sản xuất, hợp tác cùng đạo
diễn Trần Bửu Lộc rất được quan tâm. Các nhà làm
phim đã thông báo tuyển diễn viên với tiêu chí nữ chính
từ 18 – 25 tuổi có nét đẹp thuần Việt, ưu tiên cho ứng
viên có khả năng ca hát, chơi được các loại nhạc cụ
dân tộc. Bộ phim dự định ra mắt tháng 11/2020.
Những lời thơ đẹp như tranh, du dương như khúc
hát nhiều cung bậc cảm xúc khiến
Truyện Kiều
200 tuổi
vẫn thu hút bởi vẻ đẹp mê hồn. Hàng loạt các dự án
nghệ thuật đang và sẽ thực hiện được chuyển thể từ
Truyện Kiều
là bước kế thừa và phát huy tinh thần của
một di sản quan trọng của đời sống văn hóa người
Việt. Những chất liệu đương đại được bồi đắp khéo léo
giúp tác phẩm càng thêm tỏa sáng, chứng tỏ giá trị
trường tồn khi mà UNESCO tôn vinh là tài sản quý giá
của nhân loại.
QUA BAO THĂNG TRẦM DÂU BỂ,
TRUYỆN KIỀU
VẪN LUÔN GIỮ VỊ TRÍ HÀNG ĐẦU TRONG LỊCH SỬ VĂN
HỌC VIỆT NAM. TÁC PHẨM TỪ THỜI TRUNG ĐẠI CỦA VĂN HÀO NGUYỄN DU SẼ CÓ THÊM NHIỀU DIỆN
MẠO MỚI MẺ HƠN TRONG NĂM 2020 - KỈ NIỆM 200 NĂM NGÀY MẤT CỦA ÔNG.
Vở
Ngẫm Kiều
với cách nhìn mới mẻ
của sân khấu Hồng Vân
Dự án kịch
Nàng Kiều
do Viện Goethe Việt Nam và
Nhà hát Tuổi Trẻ cùng hợp tác dàn dựng
Kim Vân Kiều của ĐD người Pháp Christophe Thiry
cùng đoàn nghệ sĩ, diễn viên opéra chuyên nghiệp