23
Trước đây, khi việc đi lại giữa các
nước còn khó khăn, thầy chính là người
đã giới thiệu âm nhạc Việt Nam ra nước
ngoài. Nhờ những lời giới thiệu của
thầy mà người ta bắt đầu quan tâm đến
âm nhạc dân tộc của Việt Nam, của các
nước Đông Nam Á và rộng hơn là của
cả châu Á. Thầy là người có khả năng
truyền cảm hứng rất lớn. Nhiều người,
sau khi nghe thầy nói, đã có những suy
nghĩ khác về âm nhạc dân tộc. Họ không
chỉ yêu thích mà còn nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát
triển kho tàng âm nhạc truyền thống.
Với khối kiến thức uyên bác và tình yêu
mãnh liệt với âm nhạc dân tộc, nên
bất cứ vấn đề gì
thuộc phạm trù
này thầy cũng
nói được. Đối
với thế giới,
thầy giống như
một kho tàng
âm nhạc dân tộc
Việt Nam.
Mọi người
thường
thấy hình ảnh Giáo sư
Trần Văn Khê trong âm nhạc, còn trong
cuộc sống đời thường, giáo sư là người
như thế nào ạ?
Thầy là người có trái tim nồng ấm
và tinh thần lạc quan đáng ngưỡng
mộ. Rất ít ai biết rằng, đôi mắt thầy
đã không nhìn thấy được từ rất lâu rồi,
nhưng lúc nào thầy cũng vui vẻ nói
rằng: “Không nhìn thấy cũng tốt con
ạ, người xấu cũng như người đẹp”.
Tai thầy không nghe thấy, phải đeo
máy trợ thính, nhưng đối với thầy thì:
“Không nghe thấy cũng tốt, ai nói gì
mình không thích, mình gỡ máy ra
mình ngủ, còn cái gì mình thích thì
mình nghe”. Mọi chuyện thầy đều suy
nghĩ theo hướng rất tích cực. Có điều
rất đặc biệt là, thầy không thể nghe
thấy tất cả các âm thanh xung quanh,
nhưng âm nhạc thì lại nghe rất rõ.
Khi chưa phải thở bằng máy thì âm
nhạc vẫn là động lực sống của thầy. Dù
nằm trên giường bệnh, sức khỏe đã yếu
lắm rồi, nhưng khi có ai vào thăm, vô
tình nói đến âm nhạc là thầy ngồi bật
dậy, thầy nói, thầy hát một cách say
mê. Nhìn cảnh tượng đó, chúng tôi đều
không cầm được nước mắt, ai cũng
cảm nhận được rằng,
mình sắp mất đi một
điều vô cùng quý giá.
Giáo sư còn tâm
nguyện gì chưa thực hiện
được không, thưa chị?
Tâm nguyện của thầy
thì còn nhiều lắm nhưng
tất cả cũng chỉ xoay
quanh âm nhạc. Điều mà những năm
tháng cuối đời thầy luôn trăn trở đó
là đưa âm nhạc dân tộc vào trong học
đường.
Dạy cho các em biết yêu âm nhạc
dân tộc từ nhỏ là một ý tưởng rất hay,
nhưng liệu có khả năng thực hiện được
không, thưa chị?
Sau nhiều năm thầy tích cực kêu gọi,
nhiều người cũng nhận thấy, đây là một
ý tưởng rất hay. Bước đầu, đã có một số
dự án đưa âm nhạc dân tộc vào các tiết
học ngoại khóa. Hi vọng, vài năm nữa,
mọi người đều coi đó là một việc cần
phải làm.
“Thầy Khê đã dùng cả cuộc đời mình
để lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc
Việt Nam đến mọi nơi trên thế giới. Tuy
nhiên, ở thầy không chỉ có âm nhạc,
mà còn cả một trái tim nồng ấm, tinh
thần lạc quan, và nhân cách sống
cao đẹp, xứng đáng để chúng ta
học tập” - nghệ sĩ Hải Phượng.
Gia đình 3 thế hệ: NSUT Thúy Hoan(mẹ Hải Phượng)
nghệ sĩ Hải Phượng và Hải Minh(con gái Hải Phượng)
đều là học trò của Giáo sư Trần Văn Khê
Giáo sư Trần Văn Khê trong buổi bảo vệ
luận án tiến sĩ của nghệ sĩ Hải Phượng
Chị thấy sự ra đi của Giáo sư
Trần Văn Khê có ảnh hưởng thế nào đến
nền âm nhạc dân tộc nước nhà?
Đó là một sự mất mát vô cùng to lớn,
một khoảng trống khó có thể lấp đầy.
Với uy tín và tầm ảnh hưởng của mình,
thầy đã làm cho hình ảnh di sản văn hoá
Việt Nam hiện diện trên bản đồ văn hoá
thế giới. Đối với kiều bào, thầy chính
là hình ảnh của quê hương. Tiếng nói
của thầy rất có trọng lượng cả ở trong
và ngoài nước nên sự ra đi của thầy, với
những người theo đuổi âm nhạc dân tộc
như chúng tôi, là mất đi nguồn sức mạnh
rất lớn.
Theo chị, đến khi nào chúng ta
mới lại có một tượng đài về âm nhạc
dân tộc giống như Giáo sư Trần
Văn Khê?
Ông bà ta thường nói: “Thiên thời,
địa lợi, nhân hòa”, cuộc đời thầy hội
tụ đầy đủ tất cả những yếu tố đó. Thời
điểm mà thầy bắt đầu đi theo con
đường này, ít ai quan tâm đến khái
niệm âm nhạc dân tộc. Ngoài tài năng
và lòng đam mê, thầy còn có cơ hội
học tập, nghiên cứu ở những nơi tốt
nhất. Gần 60 năm sống ở nước ngoài,
nhưng thầy lại dùng toàn bộ tài năng
và tâm huyết của mình để phục vụ quê
hương. Khi trở về, thầy được sống
trong tình yêu thương của đồng bào,
được thoải mái theo đuổi niềm đam
mê của mình.
Xin cám ơn chị!
Thu Trang
(Thực hiện)