22
VTV
Văn hóa
Giải trí
Là học trò thân thiết của cố Giáo sư,
Tiến sĩ Trần Văn Khê, chắc hẳn Giáo sư có
ảnh hưởng rất nhiều tới niềm đam mê âm
nhạc dân tộc của chị?
Tôi may mắn vì được gặp thầy từ hồi nhỏ,
sau năm 1975 thì thầy về Việt Nam thường
xuyên hơn. Thầy cũng là người đỡ đầu cho
CLB
Tiếng hát quê hương
, truyền cho chúng
tôi tình yêu và niềm tin vững chắc vào âm
nhạc dân tộc. Mỗi khi gặp khó khăn hay
muốn bỏ cuộc, chúng tôi đều nhìn tấm gương
của thầy để tiếp tục cố gắng.
Giáo sư Trần Văn Khê có tác động
nhiều đến con đường âm nhạc của
chị không?
Thầy là người đã thay đổi hoàn toàn suy
nghĩ của tôi. Vào thời điểm trước năm 1993,
những nghệ sĩ như chúng tôi thường hay chơi
những bài tân nhạc ở các nhà hàng, kiếm
tiền rất dễ, có thể nói là sống thoải mái với
nghề. Nhưng trong một lần được sang Pháp
lưu diễn cùng thầy, nhìn thấy sự thích thú của
người nước ngoài, sự đồng cảm của kiều bào
xa xứ với âm nhạc dân tộc, tôi mới nhận ra
rằng, đó chính là nét độc đáo của người Việt.
Nó thuộc về bản sắc và tạo ra sự khác biệt.
Từ đó, tôi đã biết trân trọng những gì mình
đang có và cố gắng để cống hiến nhiều hơn
cho âm nhạc nước nhà, giống như thầy đã
làm đến tận khi trút hơi thở cuối cùng.
Từng có cơ hội đi nhiều nơi trên thế
giới để giới thiệu âm nhạc dân tộc cùng
Giáo sư Trần Văn Khê, chị thấy tầm ảnh
hưởng của giáo sư với bạn bè quốc tế và kiều
bào ta ở nước ngoài như thế nào?
Nghệ sĩ Hải Phượng
Học thầy Khê
không chỉ có âm nhạc
Nghệ sĩ đàn tranh
Hải Phượng chia sẻ
về tầm ảnh hưởng
của cố giáo sư, tiến
sĩ Trần Văn Khê đối
với việc bảo tồn và
phát triển âm nhạc
dân tộc, với các thế
hệ học trò đam mê
âm nhạc dân tộc nói
chung và bản thân
chị nói riêng.
Nghệ sĩ Hải Phượng và Giáo sư Trần Văn Khê